Trong một cơ thể khỏe mạnh, hệ thống miễn dịch sẽ có chức năng tấn công và tiêu diệt những kẻ xâm lược có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng ta.
Tuy nhiên, đôi khi hệ thống miễn dịch tấn công (nhầm) cơ thể vì cho rằng đang có vật chất lạ. Nếu điều này xảy ra, nó sẽ gây nên sự phá hủy các mô khỏe mạnh. Tình trạng này gọi là rối loạn hệ miễn dịch. Hội chứng Sjogren chính là một hội chứng rối loạn tự miễn dịch.
Hội chứng Sjögren là gì?
Hội chứng Sjogren (tiếng Anh là Sjögren’s Syndrome) là một rối loạn tự miễn dịch chủ yếu ảnh hưởng tới tuyến nước bọt và tuyến lệ. Các tuyến này có chức năng giúp cơ thể tạo ra độ ẩm cho mắt và miệng dưới dạng nước bọt, nước mắt.
Ở người mắc hội chứng Sjogren, cơ thể sẽ không tạo đủ độ ẩm ở 2 vị trí này.
Tình trạng này thường được chẩn đoán là nguyên phát hoặc thứ phát. Người mắc hội chứng Sjogren nguyên phát nghĩa là không có bệnh tự miễn nào khác, ngược lại hội chứng Sjogren thứ phát được chẩn đoán khi mắc bệnh tự miễn dịch khác.
Triệu chứng của hội chứng Sjögren
Triệu chứng phổ biến của hội chứng Sjogren là khô miệng, nó khiến tăng nguy cơ mắc bệnh sâu răng. Ngoài ra nó cũng gây nên các khó khăn khi nói hoặc nuốt. Việc nhai kẹo cao su hay ngậm kẹo có thể giúp giảm các triệu chứng này.
Ngoài ra khô mắt cũng thường xuyên xảy ra. Người mắc hội chứng Sjogren có thể cảm thấy cảm giác bỏng rát hay có gì đó trong mắt.
Hội chứng Sjögren có thể ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể bao gồm:
- Khô âm đạo
- Khô da
- Mệt mỏi
- Phát ban
- Đau khớp
- Viêm thận
- Viêm phổi
Nếu bạn liên tục gặp phải các tình trạng viêm trên, bác sĩ có thể kê thuốc để giúp bạn ngăn ngừa tổn thương cho các cơ quan. Thường những loại thuốc này được gọi là thuốc chống suy khớp điều chỉnh bệnh, chúng giúp suy giảm hệ thống miễn dịch, thậm chí còn hơn cả các loại thuốc ức chế miễn dịch.
Người có nguy cơ mắc hội chứng Sjögren
Không có nguyên nhân cụ thể hay yếu tố nào cụ thể gây nên hội chứng Sjogren. Theo nghiên cứu, 9/10 người mắc hội chứng này là phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ sau mãn kinh.
Các rối loạn tự miễn khác thường xuất hiện và tiền sử gia đình về tình trạng này dường như khiến nguy cơ phát triển hội chứng cao lên.
Chẩn đoán hội chứng Sjögren
Vì các triệu chứng của hội chứng Sjogren là các triệu chứng tổng quát, bác sĩ có thể tiến hành nhiều xét nghiệm khác nhau giúp chẩn đoán tình trạng.
Ngoài ra còn có thể thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra một số kháng thể liên quan tới hội chứng Sjogren.
Kiểm tra mắt và sinh thiết môi có thể giúp kiểm tra độ ẩm của mắt, tình trạng sản xuất tuyến nước bọt, chụp X-quang tuyến nước bọt (sialogram)…
Ngoài ra, hãy chia sẻ với bác sĩ về bất kì loại thuốc hay chất bổ sung nào bạn đang sử dụng. Một số loại thuốc có thể để lại tác dụng phụ tương tự các triệu chứng của hội chứng Sjogren.
Điều trị hội chứng Sjögren
Hienejnay không có cách chữa trị cụ thể cho người mắc hội chứng Sjogren, tuy nhiên chúng ta có thể điều trị giúp giảm các triệu chứng. Một số phương pháp điều trị thông dụng như sử dụng thuốc nhỏ mắt, kem dưỡng da.
Nếu một người có các vấn đề về khớp thì nên sử dụng thuốc chống viêm không steroid. Các triệu chứng nghiêm trọng có thể cần phải sử dụng tới thuốc ức chế miễn dịch hay corticosteroid.
Việc nghỉ ngơi phù hợp và thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh có thể hỗ trợ điều trị hội chứng Sjogren rất tốt.
Xem thêm: Chế độ ăn kiêng cho người mắc hội chứng Sjogren
Biến chứng của hội chứng Sjogren
Biến chứng của hội chứng Sjogren có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư hạch (một dạng bệnh ung thư của hệ bạch huyết, liên quan tới hệ thống miễn dịch).
Hãy thông báo tới bác sĩ nếu tuyến nước bọt của bạn thay đổi kích thước bất thường hoặc sưng lên. Một số triệu chứng dưới đây có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư hạch trong khi mắc hội chứng Sjogren:
- Đổ mồ hôi đêm
- Sốt
- Mệt mỏi
- Sụt cân