Hội chứng chuyển hóa: Triệu chứng và nguyên nhân

600

Tổng quan

Hội chứng chuyển hóa là một nhóm bao gồm 5 yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng phát triển bệnh tim, tiểu đường và đột quỵ. Chúng bao gồm:

  • Cao huyết áp (có huyết áp > 130/85 mmHg)
  • Lượng đường trong máu cao (kháng insulin)
  • Thừa mỡ quanh vùng eo
  • Có mức chất béo trung tính cao
  • Mức cholesterol cao hoặc HDL thấp

Nếu bạn đang mắc 1 trong các yếu tố này cũng đừng quá lo lắng bởi không phải như vậy có nghĩa bạn đang mức hội chứng chuyển hóa. Tuy nhiên nếu bạn đang mắc 3/5 trong số trên thì chắc chắn bạn đang mắc hội chứng chuyển hóa và nó có thể làm tăng nguy cơ biến chứng tới sức khỏe.

hoi chung chuyen hoa

Theo hiệp hội tim mạch Mỹ (AHA), có tới 23% người lớn hiện tại đang mắc hội chứng chuyển hóa.

Các yếu tố tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa

Các yếu tố nguy cơ của hội chứng chuyển hóa có liên quan tới béo phì. Hai yếu tố rủi ro nhất được xác định bởi viện tim phổi và máu quốc gia Mỹ bao gồm:

Các biến chứng của hội chứng chuyển hóa

Các biến chứng do hội chứng chuyển hóa gây ra thường nghiêm trọng và kéo dài (mãn tính). Các biến chứng này bao gồm:

Nếu bệnh tiểu đường phát triển, bệnh nhân có nguy cơ bị các biến chứng sức khỏe khác bao gồm:

  • Tổn thương võng mạc
  • Tổn thương thần kinh

Chẩn đoán

Để chẩn đoán hội chứng chuyển hóa bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm khác nhau. Các xét nghiệm này được sử dụng để tìm kiếm 3 hoặc nhiều dấu hiệu của chuyển hóa ra.

Các kiểm tra của bác sĩ có thể bao gồm:

  •  Kiểm tra vòng eo
  •  Kiểm tra lượng chất béo trung tính trong máu lúc đói
  •  Kiểm tra mức Cholesterol
  •  Kiểm tra huyết áp
  •  Kiểm tra mức đường huyết lúc đói

Những bất thường được ghi nhận trên 3 hoặc nhiều xét nghiệm này bài sẽ cho thấy sự hiện diện của hội chứng chuyển hóa.

Điều trị

Nếu bệnh nhân được chẩn đoán mắc hội chứng chuyển hóa, việc điều trị sẽ xoay quanh việc làm giảm nguy cơ phát triển thêm các biến chứng sức khỏe.

Bác sĩ có thể sẽ khuyến nghị bạn thay đổi lối sống lành mạnh, bao gồm các bài tập thể dục giúp giảm từ 7 đến 10% trọng lượng hiện tại của bạn và tập ít nhất 30 phút mỗi ngày với cường độ từ trung bình đến cao. Ngoài ra còn phải bỏ thuốc lá.

Các bác sĩ có thể kê đơn thuốc giúp giảm huyết áp, cholesterol hoặc lượng đường trong máu. Họ cũng có thể kê đơn Aspirin liều thấp để giảm nguy cơ đột quỵ và đau tim.

Triển vọng với bệnh nhân mắc hội chứng chuyển hóa

Các triệu chứng được kiểm soát là triển vọng tốt cho những người mắc hội chứng chuyển hóa.

Việc thay đổi sang một lối sống lành mạnh và tuân thủ các lời khuyên của bác sẽ có thể giúp giảm nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe như đau tim hay đột quỵ.

Dù việc kiểm soát triệu chứng giúp giảm các biến chứng về sức khỏe nhưng hầu hết những người mắc chứng này về lâu dài đều có nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Nếu bạn xuất hiện tình trạng này, bạn cần được các bác sĩ theo dõi để ngăn ngừa các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.

Phòng ngừa hội chứng chuyển hóa

Để có thể phòng ngừa hội chứng chuyển hóa, việc duy trì vòng eo ở mức cho phép, huyết áp ổn định mà mức cholesterol giúp giảm nguy cơ mắc hội chứng này.

Việc tập thể dục và giảm cân có thể hỗ trợ rất tốt và giảm tình trạng kháng insulin.

Đặc biệt, hãy ăn theo một chế độ ăn uống “healthy”, tăng cường các hoạt động thể chất để giảm huyết áp, lượng đường trong máu và mức cholesterol. Điều quan trọng cuối cùng là duy trì mức cân nặng hợp lý.