Bệnh tiểu đường: Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh

431

Tổng quan

Bệnh tiểu đường (hay còn được gọi là đái tháo đường) là một bệnh chuyển hóa khiến lượng đường trong máu cao. Bệnh tiểu đường xảy ra khi insulin (hormone chuyển hóa đường thành năng lượng) không được sản xuất đủ để phân tách đường, khiến lượng đường trong máu quá cao.

Tiểu đường là một bệnh lý cực phổ biến tại Việt Nam. Bệnh tiểu đường không hẳn chỉ xảy ra ở những người ăn nhiều đồ ăn có đường.

Lượng đường trong máu cao không được điều trị có thể khiến hỏng dây thần kinh, mắt, thận và một số cơ quan khác của cơ thể.

benh tieu duong

Các loại bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường được phân thành các loại:

  • Bệnh tiểu đường loại 1: Là một bệnh tự miễn xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm và phá hủy các tế bào beta sản xuất insulin trong tuyến tụy.
  • Bệnh tiểu đường loại 2: Xảy ra khi cơ thể bị kháng insulin và gây tích tụ đường trong máu.
  • Bệnh tiền tiểu đường: Xảy ra khi lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường nhưng không đủ cao để được chẩn đoán là bệnh tiểu đường loại 2.
  • Bệnh tiểu đường thai kỳ: Hormone ngăn chặn insulin do nhau thai sản xuất gây ra bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường Insipidus (DI) hay còn gọi là bệnh đái tháo nhạt. Bệnh này không liên quan tới tiểu đường. Một trường hợp bệnh rất hiếm gặp. Tình trạng xảy ra khi thận loại bỏ quá nhiều chất lỏng khỏi cơ thể.

Mỗi loại bệnh tiểu đường có nguyên nhân gây ra, triệu chứng và phương pháp điều trị khác nhau.

Triệu chứng của bệnh tiểu đường

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường xuất phát từ việc lượng đường trong máu trở cao vượt ngưỡng an toàn.

Triệu chứng chung

Các dấu hiệu và triệu chứng chung của bệnh tiểu đường bao gồm:

Triệu chứng của tiểu đường thai kì

Các phụ nữ mang thai mắc tiểu đường thai kì thường không có dấu hiệu mắc bệnh. Tình trạng tiểu đường thai kì chỉ được phát hiện khi xét nghiệm đường huyết thông thường hoặc xét nghiệm dung nạp glucose đường uống, được thực hiện trong khoảng từ tuần thứ 24 – tuần 28 của thai kì.

Trong một số ít trường hợp, phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kì hay khát nước, đi tiểu nhiều, đây cũng là một trong dấu hiệu đặc trưng khi phụ nữ mang thai nên ít ai chú ý.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Nguyên nhân gây tiểu đường loại 1

Vẫn chưa có nguyên nhân rõ ràng vì sao hệ thống miễn dịch lại tấn công nhầm và phá hủy các tế bào beta sản xuất insulin trong tuyến tụy.

Nguyên nhân gây tiểu đường loại 2

Bệnh tiểu đường loại 2 bắt nguồn từ sự kết hợp của các yếu tố di truyền và lối sống. Thừa cân hay béo phì là một trong những nguyên nhân gây tiểu đường loại 2 hàng đầu hiện nay.

Béo phì khiến trọng lượng bụng tăng quá mức, khiến các tế bào chống lại tác động của insulin lên lượng đường trong máu và gây bệnh tiểu đường loại 2.

Tiểu đường loại 2 dễ mắc với các thành viên trong cùng gia đình vì họ chia sẻ gen cùng dễ mắc bệnh như nhau.

Nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ là kết quả của sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ. Nhau thai tạo ra các hormone khiến tế bào của người mẹ trở nên ít nhạy cảm hơn với tác dụng của insulin.

Điều này khiến lượng máu của người mẹ trong khi mang thai cao hơn bình thường.

Phụ nữ thừa cân khi mang thai hoặc tăng cân quá nhanh trong giai đoạn thai kỳ nhiều khả năng mắc tiểu đường thai kì.

Cả gen và các yếu tố môi trường đều có thể là nguyên nhân kích hoạt nguy cơ mắc tiểu đường.

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường bao gồm:

  • Trẻ em hoặc thiếu niên có cha mẹ, ảnh chị em mắc tiểu đường hoặc mang một số gen nhất định liên quan đến tiểu đường.
  • Thừa cân, béo phì
  • Người trên 45 tuổi
  • Lười vận động
  • Phụ nữ mang thai trên 25 tuổi hoặc mắc hội chứng buồng trứng đa nang dễ mắc tiểu đường thai kì
  • Mắc tiền tiểu đường
  • Mắc bệnh cao huyết áp, cholesterol cao, triglycerides cao.

Biến chứng của bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường không nguy hiểm nhưng mang lại nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Lượng đường trong máu cao làm hỏng các cơ quan và mô trên khắp cơ thể. Lượng đường huyết cao càng để lâu càng gây nguy cơ biến chứng cao.

Các biến chứng của bệnh tiểu đường bao gồm:

  • Bệnh tim mạch, đau tim, đột quỵ
  • Bệnh thần kinh
  • Bệnh thận
  • Bệnh võng mạc và giảm thị lực
  • Mất thính giác
  • Nhiễm trùng, lở loét ở chân
  • Nhiễm trùng vi khuẩn và nấm ở da
  • Gặp vấn đề về khả năng ghi nhớ

Biến chứng của tiểu đường thai kỳ

Dù bệnh tiểu đường thai kì chỉ xuất hiện ở phụ nữ mang thai và có thể nhanh chóng bình phục sau khi sinh. Tuy nhiên nếu không kiểm soát sớm có thể dẫn tới các vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng tới cả mẹ và trẻ sơ sinh.

Các biến chứng do tiểu đường thai kì bao gồm:

  • Sinh non
  • Tăng nguy cơ mắc tiểu đường loại 2 sau sinh
  • Hạ đường huyết
  • Vàng da
  • Thai lưu

Các mẹ bầu mắc tiểu đường thai kì còn có thể phát triển các biến chứng như bệnh huyết áp cao gây tiền sản giật hoặc tiểu đường loại 2, tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kì trong lần mang thai sau.

Điều trị

Các bác sĩ có thể điều trị bệnh tiểu đường với nhiều loại thuốc khác nhau, có thể là thuốc uống hoặc tiêm.

Điều trị tiểu đường loại 1

Tiêm insulin là phương pháp điều trị chính với bệnh nhân mắc tiểu đường loại 1. Điều này sẽ giúp thay thế lượng hormone insulin cơ thể người bệnh thiếu hụt.

Có nhiều loại insulin được sử dụng để tiêm phổ biến hiện nay bao gồm:

  • Rapid-acting insulin: Thường có tác dụng trong 15 phút và kéo dài khoảng 3 – 4 giờ.
  • Short-acting insulin: Thường có tác dụng trong 30 phút và kéo dài khoảng 6 – 8 giờ
  • Intermediate-acting insulin: Có tác dụng trong khoảng 1 – 2 giờ và kéo dài khoảng 12 – 18 tiếng
  • Long-acting insulin: Bắt đầu có tác dụng sau vài giờ và kéo dài hơn 24 giờ hoặc lâu hơn nữa.
  • Ultra-long acting insulin: Bắt đầu có tác dụng sau 6 giờ và kéo dài hơn 36 tiếng
  • Premixed insulin: Bắt đầu hoạt động trong 5 – 60 phút và kéo dài 10 – 16 giờ

Điều trị tiểu đường loại 2

Bệnh tiểu đường loại 2 có thể được hạn chế bởi chế độ ăn kiêng và tập thể dục. Và nếu như vậy vẫn chưa đủ thì bạn có thể phải sử dụng thêm thuốc.

Những loại thuốc này có thể làm giảm lượng đường trong máu theo nhiều cách khác nhau:

  • Thuốc ức chế alpha-glucosidase (acarbose, miglitol): Giúp làm chậm sự phân hủy đường và thực phẩm chứa tinh bột.
  • Biguanide (Metformin): Giảm lượng glucose mà gan tạo ra.
  • Thuốc ức chế DPP-4 (Linagliptin, Saxagliptin, Sitagliptin): Giúp cải thiện lượng đường trong máu và không để nó hạ xuống quá thấp.
  • Peptide giống như Glucagon (Dulaglutide, Exenatide, Liraglutide): Thay đổi cách tạo ra insulin của cơ thể.
  • Meglitin (Nargetlinide, Repaglinide): Kích thích tuyến tụy sản xuất insulin.
  • Thuốc ức chế SGLT2 (Canaglifozin, Dapagliflozin): Giải phóng bớt lượng đường qua nước tiểu.
  • Sulfonylureas (Glyburide, Glipizide, Glimepiride): Kích thích tuyến tụy sản xuất thêm insulin.
  • Thiazolidinediones (Pioglitazone, Rosiglitazone): Giúp insulin hoạt động mạnh mẽ hơn.

Điều trị tiểu đường thai kỳ

Các mẹ bầu mắc tiểu đường thai kì cần được theo dõi và kiểm tra lượng đường trong máu nhiều lần trong ngày. Nếu lượng đường huyết cao cần phải thay đổi chế độ ăn uống và vận động nhẹ giúp giảm lượng đường xuống mức ổn định.

Theo Mayo Clinic, khoảng 10 – 20% phụ nữ mắc tiểu đường thai kì sẽ cần tới insulin để giảm lượng đường trong máu, giúp đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Người mắc tiểu đường ăn kiêng thế nào?

Ăn uống lành mạnh và đẩy đủ chất dinh dưỡng là một trong những cách giúp ổn định lượng đường huyết. Trong một số trường hợp, việc ăn uống có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh tiểu đường.

Ăn đúng thực phẩm có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm cân hiệu quả.

Tính carbs là một phần quan trọng trong chế độ dinh dưỡng đẩy lùi tiểu đường. Bạn có thể nhờ tư vấn từ các chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ dinh dưỡng.

Cần giữ lượng đường trong máu ổn định, hãy chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Dưới đây là một số loại thực phẩm lành mạnh cho người mắc tiểu đường:

  • Trái cây, rau củ quả tươi
  • Các loại ngũ cốc
  • Đạm nạc như thịt gia cầm, cá
  • Các chất béo lành mạnh có trong dầu ô liu và các loại hạt.

Ngoài ra, người mắc tiểu đường cũng nên hạn chế ăn các đồ ăn giàu tinh bột, chất béo trung tính và cholesterol.

Tiểu đường thai kỳ ăn gì?

Một chế độ ăn uống lành mạnh rất quan trọng dành cho các mẹ bầu và em bé trong suốt hơn 9 tháng thai kỳ. Lựa chọn thực phẩm phù hợp cũng có thể giúp bạn tránh phải sử dụng các loại thuốc trị tiểu đường.

Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ cần hạn chế thực phẩm có đường hoặc muối. Các mẹ bầu cần đường để nuôi em bé đang lớn nhưng không được sử dụng quá nhiều.

Phòng ngừa bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường loại 1 không thể phòng ngừa được bởi nó xảy ra do vấn đề về hệ thống miễn dịch của cơ thể. Với một số nguyên nhân gây bệnh tiểu đường loại 2 như gen và tuổi tác cũng không có cách nào để kiểm soát được.

Tuy vậy chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát các yếu tố nguy cơ khác. Hầu hết việc phòng ngừa chúng ta có thể thực hiện bao gồm tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh và thường xuyên luyện tập.

  • Tập luyện thể dục thường xuyên 150 phút mỗi tuần với các bài tập như đi bộ, đạp xe…
  • Loại bỏ chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa cùng đường tinh chế ra khỏi chế độ ăn hàng ngày
  • Ăn nhiều trái cây và rau quả, ngũ cốc
  • Chia bữa ăn chính thành nhiều bữa trong ngày
  • Giảm cân nếu bạn đang bị thừa cân

Lưu ý về tiểu đường thai kỳ

Phụ nữ chưa bao giờ bị tiểu đường vẫn có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ khi mang thai. Hormone do nhau thai sản xuất có thể làm cơ thể sản phụ chống lại tác động của insulin.

Một số phụ nữ bị tiểu đường trước khi họ có thai và mang nó theo cùng với thai kỳ. Đây được gọi là bệnh tiểu đường trước khi mang thai.

Bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ biến mất ngay sau khi mẹ bầu sinh con, tuy nhiên nó khiến nguy cơ sau này mẹ bầu sẽ mắc bệnh tiểu đường.

Theo IDF, khoảng 50% mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ sẽ mắc phải bệnh tiểu đường loại 2 trong khoảng 5 đến 10 năm sau sinh

Mắc tiểu đường khi mang thai cũng có thể dẫn tới các biến chứng cho trẻ sơ sinh ví dụ như vàng da hoặc gặp các vấn đề về hô hấp.

Thai phụ mắc tiểu đường cần phải thường xuyên được kiểm tra và theo dõi để ngăn ngừa các biến chứng.