Bệnh thận mãn tính: Triệu chứng, Nguyên nhân & Điều trị

76

Tổng quan

Thận có chức năng lọc chất thải và chất lỏng dư thừa từ máu, sau đó loại bỏ chúng trong nước tiểu.

Suy thận mãn tính là tình trạng suy giảm dần chức năng của thận, có thể ảnh hưởng tới lượng chất lỏng, chất điện giải và chất thải tích tụ trong cơ thể.

Bệnh thận mãn tính thường được phát hiện khi bệnh đã phát triển nặng.

Điều trị bệnh thận mãn tính tập trung vào việc làm chậm sự phát triển một phần của tổn thương thận bằng cách kiểm soát nguyên nhân. Bệnh thận mãn tính có thể trở thành suy thận giai đoạn cuối và nếu không được lọc máu hay ghép thận có thể gây tử vong.

benh than man tinh

Triệu chứng của bệnh thận mãn tính

Triệu chứng của thận mãn tính có thể xuất hiện rất muộn. Chức năng thận mất dần đi gây ra sự tích tụ chất lỏng, chất thải trong cơ thể cùng một số vấn đề về chất điện giải.

Các triệu chứng của bệnh thận mãn tính bao gồm:

  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Ăn không ngon
  • Mệt mỏi, suy nhược cơ thể
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Có thể đi tiểu ít hoặc nhiều hơn bình thường
  • Chuột rút
  • Sưng chân, mắt cá chân
  • Da ngứa và khô
  • Huyết áp cao khó kiểm soát
  • Khó thở do chất lỏng tích tụ trong phổi
  • Đau tức ngực do chất lỏng tích tụ quanh niêm mạc tim

Các dấu hiệu của bệnh thận mãn tính tương đồng với nhiều bệnh khác, các triệu chứng có thể khó phát hiện cho tới khi các tổn thương không thể phục hồi đã xảy ra.

Nguyên nhân gây suy thận mãn

Suy thận mãn tính thường xảy ra do một tình trạng bệnh nào đó khiến chức năng thận bị suy giảm và gây tổn thương tới thận kéo dài vài tháng hoặc vài năm.

Các tình trạng bệnh phổ biến có thể gây ra suy thận mãn bao gồm:

Các biến chứng của bệnh thận mãn tính

Bệnh thận mãn tính có thể gây ảnh hưởng tới hầu hết mọi bộ phận trong cơ thể. Các biến chứng tiềm ẩn từ suy thận mãn tính bao gồm:

  • Tình trạng giữ nước trong cơ thể có thể gây phù tay, chân, huyết áp cao hoặc phù phổi.
  • Tăng kali máu gây suy giảm chức năng tim và đe dọa tới tính mạng
  • Thiếu máu
  • Các bệnh về tim mạch
  • Tăng nguy cơ gãy xương
  • Giảm nhu cầu tình dục, rối loạn cương dương và suy giảm khả năng sinh sản.
  • Các phản ứng miễn dịch bị suy giảm khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng
  • Tổn thương hệ thần kinh trung ương gây khó tập trung và thay đổi tính cách, dễ co giật
  • Viêm màng ngoài tim
  • Biến chứng khi mang thai gây rủi ro cho người mẹ và thai nhi đang phát triển
  • Tổn thương thận không thể phục hồi (bệnh thận giai đoạn cuối), cần phải ghép thận hoặc lọc máu.

Chẩn đoán

Bước đầu để chẩn đoán bệnh thận sẽ bao gồm các câu hỏi về tiền sử bệnh cá nhân và gia đình.

Sau đó bệnh nhân cần được khám sức khỏe và kiểm tra các vấn đề tim mạch và khám thần kinh.

Để chẩn đoán bệnh thận, bệnh nhân có thể cần làm một số xét nghiệm nhất định và xác định giai đoạn bệnh. Các xét nghiệm có thể bao gồm:

  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Xét nghiệm hình ảnh
  • Sinh thiết thận

Điều trị

Một số bệnh thận có thể được điều trị dù thông thường bệnh thận mãn tính không có cách chữa khỏi.

Công tác điều trị bao gồm các biện pháp kiểm soát triệu chứng của bệnh, làm chậm sự phát triển của bệnh và giảm nguy cơ biến chứng.

Điều trị nguyên nhân gây bệnh

Dựa theo nguyên nhân, bác sĩ có thể thực hiện các biện pháp điều trị nhằm kiểm soát nguyên nhân và giảm tổn thương thận với các tình trạng bệnh như tiểu đường, huyết áp cao.

Điều trị biến chứng

Việc điều trị biến chứng có thể giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn. Các biện pháp điều trị biến chứng suy thận mãn tính có thể bao gồm:

  • Sử dụng thuốc cao huyết áp
  • Sử dụng thuốc giảm sưng: Sử dụng thuốc lợi tiểu có thể giúp duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể.
  • Sử dụng thuốc điều trị bệnh thiếu máu: Bổ sung thêm hormone erythropoietin (đôi khi có thể thâm sắt để cơ thể sản xuất nhiều hồng cầu hơn) có thể giúp giảm mệt mỏi và suy nhược cơ thể liên quan đến bệnh thiếu máu.
  • Sử dụng thuốc giảm mức cholesterol: Bác sĩ có thể yêu cầu bạn sử dụng thuốc statin để giảm cholesterol xấu trong máu.
  • Bổ sung canxi và vitamin D có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ loãng xương. Bác sĩ cũng có thể sẽ yêu cầu bạn sử dụng thuốc được gọi là chất kết dính phốt phát giúp giảm lượng phốt phát trong máu và bảo vệ mạch máu khỏi vôi hóa.
  • Ăn ít protein hơn giúp giảm tải cho thận phải xử lý protein từ thực phẩm.

Điều trị bệnh thận giai đoạn cuối

Suy thận giai đoạn cuối là tình trạng thận không thể tự xử lý và lọc chất thải. Khi đó, bệnh nhân cần được chạy thận hoặc ghép thận.

Các biện pháp điều trị bao gồm lọc máu hoặc cấy ghép thận.

Với người không chạy thận hoặc ghép thận, lựa chọn cuối cùng là điều trị bằng các biện pháp bảo tổn bao gồm quản lý triệu chứng, lập kế hoạch chăm sóc trước và giảm nhẹ triệu chứng.

Thay đổi lối sống

Tùy theo tình trạng thận và sức khỏe tổng quan của cơ thể, bác sĩ có thể đưa ra các lời khuyên về lối sống và chế độ ăn uống bao gồm:

  • Tránh ăn đồ ăn có muối
  • Lựa chọn các thực phẩm có hàm lượng kali thấp
  • Hạn chế lượng lượng protein dung nạp vào cơ thể

Phòng ngừa bệnh thận mãn tính

Để giảm nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính, chúng ta nên áp dụng các biện pháp dưới đây:

  • Không lạm dụng thuốc không kê đơn: Các loại thuốc giảm đau không kê đơn như aspirin, ibuprotfen và acetaminophen sử dụng trong thời gian dài có thể gây tổn thương thận.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Hãy giảm cân ngay nếu bạn đang gặp tình trạng thừa cân
  • Không hút thuốc
  • Quản lý các tình trạng bệnh của cơ thể.