Tổng quan
Bệnh bụi phổi (Pneumoconiosis) là một nhóm bệnh phổi do phản ứng của phổi khi hít phải một số loại bụi.
Nguyên nhân chính của bệnh bụi phổi là do tiếp xúc các loại hạt bụi khi làm việc. Các bệnh bụi phổi chính bao gồm:
- Bệnh Abestosis do hít phải sợi amiăng
- Bệnh bụi phổi silic do hít phải bụi silic
- Bệnh bụi phổi của công nhân than (hay gọi là bệnh phổi đen) do hít phải bụi mỏ than
Nhưng bệnh trên thường mất nhiều năm để phát triển. Tuy nhiên các dạng bệnh bụi phổi silic tiến triển nhanh chóng có thể xảy ra sau một thời gian ngắn tiếp xúc với cường độ cao.
Khi bệnh nặng thường dẫn đến suy phổi, tàn phế và tử vong sớm. Từ góc độ sức khỏe cộng đồng, những tình trạng này hoàn toàn do con người tạo ra và có thể phòng tránh được bằng cách kiểm soát chúng.
Các dạng bệnh bụi phổi khác có thể gây ra do hít phải bụi chứa nhôm, antimon, bari, than chì, sắt, cao lanh, mica, talc…
Cũng có một dạng bệnh gọi là bụi phổi hỗn hợp nhưng không phổ biến. Nhiễm trùng huyết do tiếp xúc với bụi bông đôi khi cũng được gọi là bệnh bụi phổi.
Triệu chứng của bệnh bụi phổi
Các triệu chứng của bệnh bụi phổi thường phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Bệnh bụi phổi thể nhẹ có thể không có hoặc ít triệu chứng và chỉ hiển thị trên phim X-quang.
Các triệu chứng của bệnh bụi phổi bao gồm: Ho, nhiều đờm và khó thở.
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Hãy gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn cảm thấy khó thở, ho dai dẳng hoặc ho có nhiều đờm.
Nguyên nhân gây bệnh bụi phổi
Các nghiên cứu cho thấy rằng 16% công nhân khai thác than ở Mỹ cuối cùng có thể bị xơ hóa kẽ do bụi than.
Tiếp xúc với bụi khác có thể khiến bạn gặp rủi ro bao gồm làm việc với sợi amiăng hoặc bụi silica. Nguy cơ mắc bệnh bụi phổi có thể tăng lên do:
- Hút thuốc
- Tiếp xúc với mức độ bụi cao
Các biến chứng của bệnh bụi phổi
Biến chứng của bệnh bụi phổi chính là bệnh xơ hóa khối lớn tiến triển. Một số biến chứng khác có thể bao gồm:
- Suy hô hấp tiến triển
- Ung thư phổi
- Bệnh lao (hiếm gặp hiện nay)
- Suy tim do áp lực bên trong phổi
Chẩn đoán
Bạn có thể được chẩn đoán mắc bệnh bụi phổi nếu có các triệu chứng về phổi, bắt thường trên tia X và tiền sử làm việc tại mỏ than, với amiăng hoặc silica. Bạn cũng có thể được chẩn đoán bằng cách chụp X-quang định kỳ trong thời gian làm việc.
Bác sĩ có thể sử dụng bất kỳ phương pháp nào trong số này để giúp chẩn đoán:
- Lịch sử cá nhân về việc tiếp xúc với công việc
- Kiểm tra thể chất
- Chụp X-quang hoặc CT ngực để tìm các nốt phổi, khối u và bệnh mô kẽ
- Chụp CT ngực
- Xét nghiệm chức năng phổi bao gồm cả khí trong máu
- Sinh thiết phổi
Phòng ngừa bệnh bụi phổi
Phòng ngừa bệnh bụi phổi là vô cùng quan trọng bởi bệnh không thể được điều trị hoặc đảo ngược các tổn thương.
Dưới đây là những biện pháp phòng ngừa bệnh bụi phổi phổ biến:
- Đeo mặt nạ khi làm việc
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da tiếp xúc với bụi
- Loại bỏ bụi khỏi quần áo một cách an toàn
- Rửa mặt và tay sạch sẽ trước khi ăn, uống
- Không hút thuốc
- Thường xuyên khám sức khỏe phổi