Hẹp thực quản là gì? Hẹp thực quản có nguy hiểm không?

326

Tổng quan

Hẹp thực quản là trạng thái thực quản bị thắt chặt và hẹp lại so với bình thường. Thực quản chính là ốn đưa thức ăn và đồ uống từ miệng tới dạ dày. Hẹp thực quản lành tính không gây ung thư.

Hẹp thực quản lành tính thường xảy ra khi axit dạ dày và các chất kích thích khác làm tổn thương niêm mạc thực quản theo thời gian. Điều này dẫn tới viêm thực quản và để lại các mô sẹo, khiến thực quản bị hẹp đi.

Mặc dù hẹp thực quản lành tính không phải dấu hiệu của ung thư nhưng cũng gây ra một số vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe người gặp phải.

Việc thu hẹp thực quản khiến người bệnh khó nuốt, dễ mắc nghẹn, điều này khiến thức ăn và đồ uống bị chặn lại, không thể tới dạ dày.

hep thuc quan

Nguyên nhân gây hẹp thực quản

Hẹp thực quản lành tính thường xảy ra khi mô sẹo hình thành trong thực quản, thường là kết quả của tổn thương thực quản. Nguyên nhân gây tổn thương phổ biến chính là bệnh trào ngược dạ dày thực quản hay còn được biết tới với cái tên trào ngược axit dạ dày.

Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi cơ thắt thực quản dưới không được đóng hoặc mở đúng cách. Ở trạng thái bình thường, cơ thắt thực quản dưới sẽ mở trong một khoảng thời gian ngắn sau khi chúng ta nuốt. Axit dạ dày có thể chảy ngược lên thực quản khi cơ thắt dưới của thực quản không được đóng lại hoàn toàn, nó tạo ra cảm giác nóng rát ở ngực dưới, còn được gọi là ợ nóng.

Việc niêm mạc thực quản thường xuyên bị tiếp xúc với axit dạ dày có thể khiến mô sẹo hình thành và khiến thực quản hẹp lại.

Bên cạnh đó cũng có một số nguyên nhân khác gây hẹp thực quản, bao gồm:

  • Xạ trị ở vùng cổ hoặc vùng ngực
  • Nuốt phải chất có tính axit hoặc ăn mòn (pin, các chất tẩy rửa gia dụng)
  • Sử dụng ống thông mũi (ống mang thức ăn và thuốc tới dạ dày thông qua mũi).
  • Các tổn thương thực quản do nội soi
  • Điều trị giãn tĩnh mạch thực quản (giãn tĩnh mạch ở thực quản có thể vỡ và gây chảy máu nghiêm trọng).

Triệu chứng của hẹp thực quản

Các triệu chứng điển hình của hẹp thực quản lành tính bao gồm:

  • Khó nuốt hoặc đau khi nuốt
  • Sụt cân ngoài ý muốn
  • Trào ngược đồ ăn, đồ uống
  • Cảm giác mắc kẹt trong lồng ngực sau khi ăn
  • Ợ hơi thường xuyên và nấc
  • Ợ nóng

Biến chứng của hẹp thực quản lành tính

Thức ăn dày và rắn có thể bám vào thực quản nếu nó bị hẹp, vấn đề này sẽ gây ra các triệu chứng nghẹt thở và khó thở.

Khi gặp các vấn đề về nuốt sẽ khiến bạn không có đủ thức ăn và chất lỏng, nó dẫn tới mất nước và gây ra suy dinh dưỡng.

Người bị hẹp thực quản cũng có thể bị áp xe phổi, xảy ra khi nôn và lúc đó thức ăn hoặc chất lỏng xâm nhập vào phổi. Điều này sẽ dẫn tới viêm phổi do hít phải, nhiễm trùng do vi khuẩn phát triển xung quanh thức ăn, chất nôn hoặc chất lỏng trong phổi.

Chẩn đoán hẹp thực quản lành tính

Thông qua các xét nghiệm sau, bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng hẹp thực quản:

Xét nghiệm nuốt barium

Sử dụng xét nghiệm nuốt barium bao gồm một loạt các tia X tới thực quản. Những tia X này được chụp sau khi bạn uống một chất lỏng đặc biệt chứa nguyên tố Bari.

Barium không độc hại và gây nguy hiểm tới cơ thể con người. Vật liệu tương phản này được sử dụng để bao phủ tạm thời niêm mạc thực quản. Dựa vào đó, bác sĩ có thể nhìn thấy cổ họng của bạn rõ ràng hơn.

Nội soi GI trên

Trong nội soi đường tiêu hóa trên, bác sĩ sẽ đặt ống nội soi qua miệng tiến vào thực quản. Nội soi là một ống mỏng nhỏ có gắn camera. Nó cho phép bác sĩ có thể kiểm tra thực quản và đường ruột trên của bạn.

Bác sĩ có thể sử dụng kẹp và kéo gắn vào ống nội soi để lấy mô ra khỏi thực quản, sau đó phân tích mẫu mô này để tìm ra nguyên nhân cơ bản của tình trạng hẹp thực quản lành tính ở người bệnh.

Theo dõi pH thực quản

Xét nghiệm này đo lượng axit dạ dày đi vào thực quản của bạn. Bác sĩ sẽ đưa một ống nối qua miệng vào thực quản của bạn. Ống bình thường được để lại trong thực quản của bạn trong ít nhất là 24 giờ.

Điều trị hẹp thực quản lành tính

Việc điều trị cho hẹp thực quản lành tính tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và các nguyên nhân gây ra bệnh, cụ thể có thể điều trị hẹp thực quản với các phương pháp sau đây:

Giãn thực quản

Giãn thực quản hay kéo dài thực quản là lựa chọn ưu tiên trong hầu hết các trường hợp. Giãn thực quản có thể gây ra một số khó chịu, chính vì vậy người bệnh thường được sử dụng thuốc an thần một thời gian hoặc sử dụng trong suốt quá trình điều trị.

Bác sĩ sẽ đưa ống nội soi qua miệng, vào thực quản, dạ dày và ruột non của bạn. Khi họ nhìn thấy khu vực bị giới hạn, họ sẽ đặt máy giãn vào thực quản. Bộ giãn là một ống dài, mỏng với một quả bóng ở đầu. Khi bóng phồng lên, nó sẽ mở rộng vùng bị hẹp trong thực quản.

Phương pháp này có thể sẽ phải lặp lại nhiều lần trong tương lai để ngăn chặn việc thực quản của bạn tiếp tục bị thu hẹp lại.

Nội soi đặt Stent thực quản

Việc đặt Stent thực quản có thể giúp giảm bớt tình trạng hẹp thực quản.

Stent là một ống nhỏ, mỏng làm bằng nhựa hoặc kim loại và có thể mở rộng dạng lưới. Stent thực quản có thể giúp giữ cho thực quản mở đủ rộng để nuốt thức ăn và chất lỏng.

Điều trị thông qua ăn kiêng và thay đổi lối sống

Thay đổi một số thói quen trong chế độ ăn uoonga và lối sống có thể cải thiện tình trạng trào ngược axit dạ dày và hạn chế việc thực quản bị thu hẹp. Các thay đổi này có thể bao gồm:

  • Ngủ cao đầu để chặn việc axit dạ dày trào ngược lên.
  • Giảm cân (nếu đang thừa cân).
  • Chia bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ.
  • Ăn trước khi ngủ khoảng 3 tiếng.
  • Hạn chế các chất kích thích như rượu, thuốc lá.

Bên cạnh đó, bạn nên lưu ý tránh các thực phẩm sau có thể gây trào ngược axit như: Thức ăn cay nóng, thực phẩm giàu chất béo, đồ uống có ga, socola, cà phê và sản phẩm chứa chất caffein, thực phẩm làm từ cà chua, cam, quýt…

Sử dụng thuốc

Thuốc có thể là một trong những biện pháp được sử dụng để điều trị hẹp thực quản.

Tương tự biện pháp trên thì trong biện pháp này sẽ sử dụng các loại thuốc ngăn chặn axit trào ngược lên, có một nhóm thuốc được gọi là thuốc ức chế bơm proton (PPI). Đây là loại thuốc hiệu quả trong việc hạn chế tác hại của GERD. Các loại thuốc trong nhóm này hoạt động bằng cách chặn bơm proton (loại protein đặc biệt) và giúp giảm lượng axit trong dạ dày.

Một số loại thuốc trong nhóm PPI bao gồm:

  • Omeprazole
  • Lansoprazole (Prevacid)
  • Pantoprazole (Protonix)
  • Esomeprazole (Nexium)

Một số loại thuốc khác cũng có hiệu quả trong điều trị trào ngược dạ dày và giảm nguy cơ hẹp thực quản như:

  • Thuốc kháng axit: Có khả năng giúp trung hòa bớt lượng axit trong dạ dày.
  • Sucrafate (Carafate): Cung cấp một màng bảo vệ quanh thực quản và dạ dày để bảo vệ chúng khỏi dịch vị dạ dày.
  • Thuốc kháng histamine: Giúp giảm bài tiết axit dạ dày bao gồm Ranitidine (Zantac) và famotidine (Pepcid AC).

Phẫu thuật

Có thể người bệnh sẽ phải phẫu thuật nếu biện pháp sử dụng thuốc và giãn thực quản không mang lại hiệu quả.

Phẫu thuật sửa chữa cơ thắt thực quản dưới và ngăn ngừa các cơn trào ngược dạ dày axit là một trong những biện pháp cuối cùng để điều trị và tránh trường hợp thực quản bị hẹp lại do axit dạ dày.

Ngăn ngừa hẹp thực quản

Chúng ta hoàn toàn có thể ngăn ngừa hẹp thực quản thông qua việc tránh sử dụng và tiếp xúc với các chất độc có thể làm hỏng thực quản. Nếu bạn đã có con cái, hãy bảo vệ chúng bằng cách giữ tất cả các đồ gia dụng xa tầm tay của trẻ em nhé.

Kiểm soát các triệu chứng của trào ngược axit dạ dày giúp hạn chế đáng kể nguy cơ hẹp thực quản. Hãy nhận lời tư vấn của bác sĩ để lựa chọn chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh để có thể giảm thiểu axit gây hại cho thực quản của bạn.

Mà một điều quan trọng các bạn nên ghi nhớ rằng phải đảm bảo các loại thuốc bạn sử dụng phải theo quy định và hướng dẫn của bác sĩ.