Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch: Nguyên nhân và điều trị

273

Tổng quan

Giảm tiểu cầu miễn dịch (ITP) là một rối loạn có thể dẫn đến các vết bầm tím và có thể dễ dàng chảy máu, thậm chí là chảy rất nhiều máu do cơ thể đang thiếu hụt lượng lớn tiểu cầu – loại tế bào giúp máu đông lại.

Trước đây bệnh này được gọi là ban xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát, giảm tiểu cầu miễn dịch có thể gây ra các vết bầm tím hoặc các chấm nhỏ màu tím đỏ giống như phát ban.

Trẻ em có thể mắc ITP sau khi bị nhiễm virus và thường có thể hồi phục hoàn toàn không cần điều trị.

Ở người lớn, rối loạn này thường kéo dài.

Nếu bạn không có dấu hiệu chảy máu và số lượng tiểu cầu trong cơ thể không quá thấp, bạn cũng không cần phải điều trị. Tuy nhiên nếu triệu chứng của bạn trở nên nghiêm trọng, điều trị có thể bao gồm sử dụng thuốc tăng số lượng tiểu cầu hoặc phẫu thuật cắt bỏ lá lách của bạn.

benh giam tieu cau mien dich

Triệu chứng của bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch

Giảm tiểu cầu miễn dịch có thể không có dấu hiệu và triệu chứng. Khi xảy ra, chúng có thể bao gồm:

  • Cơ thể dễ bị bầm tím hoặc bầm tím quá mức
  • Chảy máu bề ngoài thành da, xuất hiện dưới dạng các đốm màu đỏ tía (chấm xuất huyết) có kích thước đầu đinh, trông giống như phát ban, thường nằm ở cẳng chân
  • Chảy máu nướu răng hoặc mũi
  • Có máu trong nước tiểu hoặc phân
  • Kinh nguyệt ra nhiều bất thường ở phụ nữ tới tháng

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Hẹn khám với bác sĩ nếu bạn hoặc con bạn có những dấu hiệu cảnh báo khiến bạn lo lắng. Chảy máu không ngừng là một trường hợp cấp cứu y tế.

Nguyên nhân gây bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch

Giảm tiểu cầu miễn dịch thường xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn tấn công nhầm và phá hủy tiểu cầu – các mảnh tế bào giúp đông máu. Ở người lớn, điều này có thể bị kích hoạt ở những người nhiễm HIV, viêm gan hoặc H. Pylori – loại vi khuẩn gây loét dạ dày.

Ở hầu hết trẻ em bị ITP, rối loạn này xảy ra do virus quai bị hoặc cúm.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch

Bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch xảy ra phổ biến ở nữ giới trẻ tuổi. Nguy cơ dường như cao hơn ở những người bị viêm khớp dạng thấp, lupus hội chứng kháng phospholipid.

Các biến chứng của bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch

Một biến chứng hiếm gặp của giảm tiểu cầu miễn dịch là chảy máu vào não, có thể gây tử vong.

Nếu bạn đang mang thai và số lượng tiểu cầu của bạn xuống quá thấp hoặc bạn bị chảy máu sẽ có nhiều nguy cơ bị chảy máu nhiều trong khi sinh. Bác sĩ có thể đề nghị điều trị để duy trì số lượng tiểu cầu ổn định, có tính đến những ảnh hưởng đến em bé.

Chẩn đoán

Để chẩn đoán giảm tiểu cầu miễn dịch, bác sĩ sẽ cố gắng loại trừ các nguyên nhân có thể gây chảy máu và số lượng tiểu cầu thấp như các bệnh lý có từ trước hoặc một số loại thuốc bạn đang sử dụng.

Xét nghiệm máu có thể kiểm tra mức độ tiểu cầu. Hiếm khi người lớn cần phải kiểm tra tủy xương để loại trừ các vấn đề khác.

Điều trị

Các phương pháp điều trị bệnh tiểu cầu miễn dịch trong bài viết này chỉ mang tính kiến thức. Khuyến cáo mọi người không thử hoặc làm theo bất kỳ phương pháp điều trị nào dưới đây. Khi có triệu chứng của bệnh, hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn các phương pháp điều trị chính thống và an toàn nhất.

Những người bị giảm tiểu cầu miễn dịch thể nhẹ có thể không cần gì khác hơn là theo dõi và kiểm tra tiểu cầu thường xuyên. Trẻ em thường cải thiện mà không cần điều trị. Hầu hết người lớn mắc giảm tiểu cầu miễn dịch cuối cùng sẽ cần điều trị, vì tình trạng này thường trở nên nghiêm trọng sau một thời gian đủ dài.

Điều trị có thể bao gồm một số phương pháp như sử dụng thuốc để tăng số lượng tiểu cầu hoặc phẫu thuật để loại bỏ lá lách của bạn (cắt lách).

Hãy nhờ bác sĩ tư vấn về những rủi ro của các phương pháp điều trị. Một số người nhận thấy rằng tác dụng phụ của việc điều trị còn nặng nề hơn các tác động của bệnh.

Điều trị bằng thuốc

Các bác sĩ sẽ trao đổi với bạn về các loại thuốc không kê đơn hoặc chất bổ sung bạn sử dụng và liệu bạn có cần ngừng sử dụng bất kì loại thuốc nào ức chế chức năng tiểu cầu hay không.

Thuốc điều trị giảm tiểu cầu miễn dịch có thể bao gồm:

  • Corticosteroid đường uống như prednisone.
  • Globulin miễn dịch: Nếu sử dụng corticosteroid không mang lại hiệu quả, có thể bác sĩ sẽ tiêm cho bạn một liều globulin miễn dịch.
  • Thuốc tăng cường sản xuất tiểu cẩu: Các loại thuốc như romiplostim và Eltrombopag (Promacta) giúp tủy xương của bạn sản xuất nhiều tiểu cầu hơn. Những loại thuốc này cũng có thể làm tăng nguy cơ đông máu.
  • Các loại thuốc khác như Rituximab (Rituxan, Truxima) giúp tăng số lượng tiểu cầu của bạn bằng cách giảm phản ứng của hệ thống miễn dịch gây hại cho tiểu cầu của bạn. Tuy nhiên loại thuốc này cũng có thể làm giảm hiệu quả của việc tiêm phòng, điều này có thể cần thiết nếu sau này bạn chọn phẫu thuật cắt bỏ lá lách của mình.

Phẫu thuật

Nếu tình trạng của bạn nghiêm trọng hoặc vẫn tồn tại mặc dù đã điều trị bằng thuốc ban đầu, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt bỏ lá lách của bạn. Điều này nhanh chóng loại bỏ nguồn phá hủy tiểu cầu chính trong cơ thể bạn và cải thiện số lượng tiểu cầu của bạn, mặc dù nó không hiệu quả với tất cả mọi người.

Mất đi lá lách đồng thời với việc bạn có thể bị nhiễm trùng bất kì lúc nào.

Các biện pháp khắc phục tại nhà

Nếu bạn bị giảm tiểu cầu miễn dịch, hãy cố gắng thực hiện các điều sau:

  • Tránh các môn thể thao tiếp xúc: Tùy thuộc vào nguy cơ chảy máu của bạn, va chạm vào đầu trong các môn thể thao như quyền anh, võ thuật và bóng đá có thể gây chảy máu trong não của bạn. Nói chuyện với bác sĩ của bạn về những hoạt động nào là an toàn cho bạn.
  • Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng: Nếu bạn đã cắt bỏ lá lách, hãy cảnh giác với bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào, bao gồm cả sốt và tìm cách điều trị kịp thời. Nhiễm trùng có thể nghiêm trọng hơn ở những người không có lách.
  • Thận trọng với các loại thuốc không kê đơn: Thuốc không kê đơn như aspirin và ibuprofen (Advil, Motrin IB, những loại khác) có thể làm suy giảm chức năng tiểu cầu.