Viêm tụy: Triệu chứng & Nguyên nhân gây bệnh

528

Tổng quan

Tụy là một tuyến nằm phía sau dạ dày, gần ruột non. Nó giải phóng các enzyme giúp tiêu hoá thức ăn và cũng điều chỉnh cách mà cơ thể quản lý glucose.

Viêm tụy xảy ra khi tụy bị viêm. Viêm tụy có thể đến và khỏi nhanh chóng, nó cũng có thể trở thành mãn tính. Điều trị phụ thuộc vào tình trạng viêm mãn tính hay viêm cấp tính.

benh viem tuy

Triệu chứng của viêm tụy

Hầu hết những người bị viêm tụy cấp hoặc mãn tính đều sẽ trải qua cảm giác đau bụng trên bên trái. Một số người bị viêm tụy mãn tính có thể thấy viêm trên quét chẩn đoán hình ảnh, nhiều trường hợp khác không có triệu chứng.

Các triệu chứng của bệnh viêm tụy bao gồm:

  • Đau quanh phần trên cơ thể, đau bụng trên
  • Khó tiêu
  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Đầy hơi và sưng bụng
  • Nấc
  • Sốt

Những người bị viêm tụy mãn tính cũng có thể gặp phải tình trạng phân mỡ (phân mỡ, có mùi và thường nổi trên nước).

Nhiễm trùng có thể là dấu hiệu của hội chứng kém hấp thu. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn không nhận được tất cả các chất dinh dưỡng thiết yếu vì tuyến tụy của bạn không tiết ra đủ các enzyme tiêu hóa thức ăn.

Các loại viêm tụy

Viêm tụy bao gồm viêm tụy cấp tính và mãn tính. Viêm tụy hoại tử có thể là kết quả của các trường hợp cực đoan của viêm tụy cấp.

Điều trị đối với các trường hợp viêm tụy phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng đi kèm.

Viêm tụy cấp

Bệnh viêm tụy cấp thường diễn ra đột ngột và thường hết trong vài ngày sau khi được nhập viện điều trị.

Viêm tụy cấp thường xảy ra nhiều ở người lớn. Sỏi mật là nguyên nhân chính gây viêm tụy cấp.

Tình trạng này cũng có thể phát triển thành viêm tụy mãn tính, đặc biệt là với người thường xuyên sử dụng bia rượu và thuốc lá.

Viêm tụy mãn tính

Viêm tụy mãn tính là tình trạng bệnh viêm tụy quay trở lại liên tục hoặc viêm tụy kéo dài trong một thời gian dài.

Những người mắc viêm tụy mãn tính có thể bị tổn thương tuyến tụy vĩnh viên hoặc một số biến chứng khác. Tại những vị trí bị viêm sẽ xuất hiện sẹo.

Viêm tụy có thể làm hỏng các tế bào sản xuất insulin, dẫn tới bệnh tiểu đường cho khoảng 45% người mắc viêm tụy mãn tính.

Sử dụng rượu quá nhiều trong một thời gian dài là nguyên nhân hàng đầu gây ra 70% các trường hợp viêm tụy mãn tính. Các bệnh tự miễn, di truyền như xơ nang cũng có thể gây viêm tụy mãn tính ở một số người.

Viêm tụy hoại tử

Một số trường hợp nghiêm trọng của viêm tụy cấp có thể tiến triển thành bệnh viêm tụy hoại tử, bệnh khiến các tế bào chết đi. Có khoảng 10% các trường hợp viêm tụy cấp, điển hình ở những người mắc viêm tụy không được điều trị.

Tình trạng viêm do viêm tụy có thể làm cho các enzyme tiêu hóa rò rỉ vào tuyến tụy. Điều này có thể dẫn tới các tổn thương và chết mô, dẫn tới viêm tụy hoại tử. Để chẩn đoán tình trạng này, các bác sĩ cần siêu âm bụng hoặc chụp CT bụng.

Nhiễm trùng mô chết làm tăng nguy cơ tử vong do viêm tụy hoại tử.

Nguyên nhân gây ra viêm tụy

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra bệnh viêm tụy bao gồm:

Nồng độ canxi và triglycerides trong máu cao cũng có thể dẫn tới tình trạng viêm tụy mãn tính.

Sỏi mật là nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây viêm tụy cấp. Chúng là những khối nhỏ, rắn, được hình thành trong mật. Sỏi mật đủ lớn có thể bị kẹt tại nơi ống tụy chính và ống mật giao nhau.

Các ống tụy mang các enzyme tiêu hóa từ tụy. Các ống mật thông thường mang mật hoặc các chất từ gan và túi mật. Sỏi mật bị làm mắc kẹt đường ống có thể gây viêm cho cả ống mật chung và tuyến tụy.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm tụy

Một số yếu tố tiềm ẩn làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm tụy bao gồm:

  • Sử dụng quá nhiều rượu
  • Béo phì
  • Sử dụng thuốc lá
  • Yếu tố di truyền
  • Đàn ông thường có nhiều khả năng mắc viêm tụy hơn so với nữ giới.

Và tệ hơn nếu như các yếu tố trên cùng phối hợp với nhau, nghĩa là người nghiện rượu, nghiện thuốc lá thường mắc viêm tụy, họ cũng thường gặp các vấn đề về đường tiêu hoá. Ngoài ra việc hút thuốc và sử dụng rượu bia cũng làm tăng nguy cơ phát triển viêm tụy cấp thành viêm tụy mãn tính.

Các biến chứng của bệnh viêm tụy

Một số người mắc viêm tụy có thể phát triển thành các biến chứng, dù chúng rất hiếm nhưng sẽ phổ biến xảy ra hơn ở những người mắc viêm tụy mãn tính, chúng bao gồm:

  • Tổn thương thận
  • Bệnh ung thư tuyến tụy
  • Bệnh tiểu đường
  • Suy dinh dưỡng
  • Nhiễm trùng tụy

Viêm tụy cấp có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng khó thở, nó cũng có thể làm hình thành nang giả tụy khi mô và các mảnh vụn khác tập trung trên tuyến tụy của bạn. Chúng có thể tự biến mất, tuy nhiên nếu chúng vỡ có thể gây nhiễm trùng và chảy máu và có thể gây tử vong nếu không được điều trị.

Điều trị

Điều trị viêm tụy cấp hoặc viêm tụy mãn tính thường sẽ phải nhập viện. Tuyến tụy đóng góp một vai trò rất quan trọng trong quá trình tiêu hóa và nếu nó bị viêm sẽ cần phải nghỉ ngơi để chữa lành.

Chính bởi vậy mà nếu điều trị viêm tụy có thể các chất dinh dưỡng sẽ được đi qua một ống đi trực tiếp từ mũi vào dạ dày.

Thuốc có thể giúp giảm các cơn đau từ viêm tụy. Người bệnh cũng có thể nhận được các enzyme tiêu hoá nhân tạo nếu mắc viêm tụy mãn tính do tuyến tụy không tự sản xuất đủ.

Chế độ ăn uống bắt đầu lại ra sao phụ thuộc vào tình trạng bệnh của người mắc phải. Một số người có thể đỡ sau vài ngày, số khác có thể cần một hoặc 2 tuần để có thể bình phục hoàn toàn.

Phẫu thuật

Nếu các phương pháp điều trị viêm tụy khác không mang lại hiệu quả, có thể sẽ phải sử dụng tới phương pháp phẫu thuật. Nếu bác sĩ chẩn đoán ra bệnh sỏi mật thì việc phẫu thuật cắt bỏ túi mật có thể hữu ích hơn trong điều trị viêm tụy. Phẫu thuật cũng có thể loại bỏ các phần bị bệnh nằm trong tuyến tụy.

Ăn kiêng dành cho người mắc viêm tụy

Một chế độ ăn ít chất béo và lành mạnh có thể giúp người điều trị viêm tụy mau chóng hồi phục hơn. Những người bị viêm tụy mãn tính đặc biệt cần phải cẩn trọng trong việc sử dụng lượng chất béo họ hấp thụ hàng ngày bởi vì chức năng tuyến tụy đang bị suy yếu vì các tổn hại.

Hãy hạn chế các loại thực phẩm sau:

  • Thịt đỏ
  • Đồ chiên
  • Sữa béo
  • Các món tráng miệng có đường
  • Nước ngọt
  • Caffein
  • Rượu

Người mắc viêm tụy cũng nên chia nhỏ các bữa ăn để giảm tải cho hệ tiêu hóa. Ăn các thực phẩm giàu protein và các chất chống oxy hóa, uống nhiều nước.

Cơ thể cần phải bổ sung một số vitamin để đảm bảo có thể nhận đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Xem thêm: Chế độ ăn kiêng sau điều trị bệnh viêm tụy

Điều trị viêm tụy tại nhà

Có những bước bạn có thể thực hiện tại nhà để hỗ trợ cho việc điều trị bệnh viêm tụy hiệu quả hơn, bao gồm thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Ngừng sử dụng thuóc lá và hạn chế rượu có thể giúp quá trình điều trị viêm tụy nhanh chóng và hoàn toàn hơn.

Duy trì cân nặng ở mức phù hợp có thể giúp bạn tránh được bệnh sỏi mật – nguyên nhân chính gây ra viêm tụy. Một chế độ ăn uống lành mạnh và nhiều nước cũng có thể giúp bạn nhanh hồi phục và ngăn ngừa bệnh viêm tụy.

Phòng ngừa bệnh viêm tụy

Dù cho bạn không thể ngăn ngừa hoàn toàn bệnh viêm tụy, tuy nhiên vẫn có thể hạn chế nó với các lựa chọn dưới đây:

  • Hạn chế đồ uống có cồn
  • Không hút thuốc lá
  • Duy trì cân nặng lành mạnh, không cần như siêu mẫu nhưng đừng để thừa cân quá, vừa thiếu yếu tố thẩm mỹ, vừa dễ mắc nhiều bệnh.
  • Một chế độ ăn cân bằng các chất dinh dưỡng.
  • Chế độ ăn giàu chất xơ và ít đường rất tốt cho hệ tiêu hoá, đặc biệt có thể ngăn ngừa sỏi mật.