Viêm mũi dị ứng: Triệu chứng & Nguyên nhân gây bệnh

325

Tổng quan

Các chất gây dị ứng thường là các chất vô hại nhưng gây ra các phản ứng dị ứng. Viêm mũi dị ứng hay sốt cỏ khô là các bệnh khi cơ thể phản ứng dị ứng với các chất gây ra dị ứng.

Phấn hoa là một trong những chất gây dị ứng phổ biến nhất với những người mắc viêm mũi dị ứng.

Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng

Người mắc viêm mũi dị ứng sẽ có các triệu chứng biểu hiện ra vô cùng rõ rệt khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng, cụ thể đó là:

  • Hắt xì
  • Sổ mũi
  • Nghẹt mũi
  • Ho
  • Ngứa mũi
  • Đau hoặc ngứa họng
  • Ngứa mắt
  • Chảy nước mắt
  • Các quầng thâm mắt
  • Dễ đau đầu
  • Các triệu chứng của Eczema như da khô, ngứa, dễ phồng rộp
  • Nổi mề đay
  • Người mệt mỏi, ể oải quá mức
trieu chung cua benh viem mui di ung
Hắt hơi, xổ mũi là những triệu cứng đầu tiên của bệnh viêm mũi dị ứng

Người bị viêm mũi dị ứng có thể ngay lập tức nhận thấy các triệu chứng trên sau khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Một số triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi chỉ xảy ra khi tiếp xúc chất gây dị ứng lâu. Ở đây, sốt không phải triệu chứng của sốt cỏ khô.

Một số người có ít các triệu chứng hơn, họ chỉ bị khi tiếp xúc với lượng lớn các chất gây dị ứng, nhiều người thì phải trải qua cảm giác này quanh năm.

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng

Khi cơ thể tiếp xúc với chất gây dị ứng sẽ giải phóng histamine – một hóa chất tự nhiên bảo vệ cơ thể chúng ta khỏi chất gây dị ứng. Dù nó giúp bảo vệ cơ thể thật tuy nhiên nó cũng khiến gây ra các triệu chứng viêm mũi dị ứng như sổ mũi, hắt hơi hay ngứa mắt.

Các chất gây dị ứng phổ biến như:

  • Phấn hoa
  • Bụi
  • Lông động vật (lông chó, lông mèo, thú cưng khác…)
  • Nước bọt của mèo cũng là một trong những chất gây dị ứng ở một số người
  • Ẩm mốc
long thu cung gay viem mui di ung
Yêu mòe mà bị dị ứng lông thú cưng thì biết phải làm sao -.-

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm mũi dị ứng

Bất cứ ai cũng đều có thể mắc viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, với những người có tiền sử người nhà như bố, mẹ bị viêm mũi dị ứng thì tỷ lệ mắc tăng lên tới 70%.

Người mắc hen suyễn hay bệnh chàm da cũng có nguy cơ cao mắc viêm mũi dị ứng.

Các yếu tố khác bên ngoài có thể kích hoạt hoặc khiến bệnh viêm mũi dị ứng trở nặng hơn như:

  • Khói thuốc lá
  • Hóa chất
  • Nhiệt độ lạnh
  • Độ ẩm
  • Gió
  • Ô nhiễm không khí
  • Keo xịt tóc
  • Nước hoa
  • Khói bụi
  • Mạt gỗ

Các loại viêm mũi dị ứng

Có 2 loại viêm mũi dị ứng đó là viêm mũi dị ứng theo mùa và viêm mũi dị ứng quanh năm.

  • Dị ứng theo mùa xảy ra vào các mùa nhất định trong năm: Ví dụ như mùa xuân và mùa thu là 2 mùa có nhiều phấn hoa, dễ gây ảnh hưởng tới những người bị dị ứng nó.
  • Dị ứng quanh năm: Xảy ra bất cứ thời điểm nào trong năm, dị ứng do nhiều nguyên nhân khác nhau như bụi, lông thú cưng.

Biến chứng của viêm mũi dị ứng

Thật buồn bởi không thể 100% “say goodbye” với viêm mũi dị ứng. Những người mắc viêm mũi dị ứng thường phải chấp nhận sống chung với bệnh này, người bệnh chỉ có thể hạn chế tối đa các tác nhân khiến họ bị dị ứng mà thôi/

Một số biến chứng phát sinh từ viêm mũi dị ứng bao gồm:

  • Nhiễm trùng tai
  • Viêm xoang hoặc nhiễm trùng xoang thường xuyên
  • Thường xuyên đau đầu
  • Khiến bệnh hen suyễn nặng thêm
  • Thường xuyên mất ngủ

Một số biến chứng có thể phát sinh từ việc lạm dụng thuốc kháng histamine. Thường tác dụng phụ của nó bao gồm đau đầu, lo âu, mất ngủ, và trong số ít trường hợp, nó có thể tác động đến hệ tiêu hóa, tiết niệu và hệ tuần hoàn của cơ thể.

Điều trị

Chúng ta có thể sử dụng một số loại thuốc để tạm thời đẩy lùi các triệu chứng khó chịu từ viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên đây chỉ là những biện pháp nhất thời, không nên sử dụng kéo dài.

Để chữa trị dứt điểm, bạn cần thay đổi thói quen sống tốt hơn và tuân theo các phương pháp điều trị của bác sĩ.

Sử dụng thuốc kháng Histamine

Thuốc kháng histamine sẽ ngăn cơ thể tạo ra histamine. Một số loại thuốc kháng histamine không kê đơn phổ biến như:

  • Fexofenadine (Allegra): Giảm các triệu chứng chảy nước mắt, nước mũi, ngứa mắt, ngứa mũi, hắt hơi, phát ban, ngứa
  • Diphenhydramine (Benadryl): Sử dụng cho người bị dị ứng, viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc quanh năm, viêm mũi vận mạch, viêm kết mạc dị ứng, dị ứng do thức ăn, dị ứng da, mề đay, chóng mặt, mất ngủ, bệnh Parkinson, ho do lạnh và dị ứng
  • Desloratadine (Clarinex): Tương tự thuốc fexofenadine
  • Loratadine (Claritin)
  • Levocetirizine (Xyzal)
  • Cetirizine (Zyrtec)

Các loại thuốc thông mũi

Bạn có thể sử dụng các loại thuốc thông mũi trong một thời gian ngắn, không quá 3 ngày để giảm nghẹt mũi và các áp lực trong xoang mũi.

Tuy nhiên, đừng quá lạm dụng các loại thuốc này bởi nó có thể gây ra hiệu ứng hồi phục, nghĩa là khi bạn dừng sử dụng thuốc, các triệu chứng có thể trở nên tồi tệ hơn.

Một số loại thuốc thông mũi phổ biến như:

  • Oxymetazoline (thuốc xịt mũi Afrin)
  • Pseudoephedrine (Sudafed)
  • Phenylephrine (Sudafed PE)
  • Cetirizine với pseudoephedrine (Zyrtec-D)

Lưu ý: Trước khi sử dụng thuốc thông mũi, hãy tham khảo ý kiến các bác sĩ nếu như bạn có nhịp tim bất thường, tiền sử bệnh tim, bệnh đột quỵ, hay cảm thấy lo lắng, khó ngủ, huyết áp cao hoặc các vấn đề khác về bàng quang.

thuoc xit mui han che viem mui di ung
Không lạm dụng thuốc xịt, thuốc nhỏ mũi, nhỏ mắt bởi hiệu ứng hồi phục, nhờn thuốc

Sử dụng thuốc nhỏ mắt và xịt mũi

Thuốc nhỏ mắt và thuốc xịt mũi có thể tạm thời giúp bạn giảm ngứa và các ảnh hưởng khác của dị ứng trong thời gian ngắn. tuy nhiên đừng lạm dụng nó, bởi tương tự thuốc thông mũi, các loại thuốc nhỏ mắt và xịt mũi cũng có thể gây ra hiệu ứng hồi phục.

Nếu phải sử dụng lâu dài, bạn có thể thử một số loại thuốc xịt mũi steroid bởi corticosteroid giúp giảm viêm và không gây ra hiệu ứng hồi phục.

Phòng ngừa và điều trị viêm mũi dị ứng

Tùy thuộc theo chất gây ra dị ưng sở mỗi người mà có những cách phòng tránh, tuy nhiên chắc chắn một điều rằng hiệu quả không được tuyệt đối.

Ví dụ như nếu bạn bị dị ứng theo mùa bởi phấn hoa, có thể lựa chọn sử dụng điều hòa thay vì mở cửa sổ.

Sử dụng máy hút ẩm và các máy lọc không khí có thể giúp hạn chế khi ở nhà nếu bạn mắc dị ứng với mạt bụi.

Một số biện pháp dưới đây có thể giúp hạn chế dị ứng theo mùa:

  • Châm cứu
  • Sử dụng nước muối vệ sinh mũi thường xuyên
  • Sử dụng mật ong, kết hợp với một số nguyên liệu khác sẽ giúp bạn hạn chế được dị ứng
  • Sử dụng các loại men vi sinh

Nếu bạn không thể hạn chế bệnh viêm mũi dị ứng, nó có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng.