Mọi điều bạn cần biết về ung thư cổ tử cung

292

Tổng quan

  • Ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư được tìm thấy ở bất kỳ vị trí nào trong cổ tử cung
  • Cổ tử cung là lỗ mở giữa âm đạo và dạ con (tử cung)
  • Nó cũng là một phần của hệ thống sinh sản và đôi khi được gọi là cổ của tử cung
  • Gần như tất cả các trường hợp ung thư cổ tử cung đều do nhiễm một số loại virus gây u nhú ở người (HPV)
  • Nó thường được ngăn ngừa bằng cách kiểm tra cổ tử cung nhằm mục đích tìm và điều trị những thay đổi với tế bào trước khi chúng chuyển thành ung thư.
  • Ung thư cổ tử cung thường phát triển rất chậm. Mức độ nghiêm trọng của nó phụ thuộc vào mức độ lớn của nó, nếu nó đã lan rộng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe chung của bạn.

Triệu chứng chính của ung thư cổ tử cung

Các triệu chứng của ung thư cổ tử cung bao gồm:

  • Chảy máu âm đạo bất thường bao gồm chảy máu trong hoặc sau khi quan hệ tình dục, giữa các kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi mãn kinh hoặc kinh nguyệt nặng hơn bình thường.
  • Thay đổi dịch tiết âm đạo
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Đau ở lưng dưới, giữa xương hông (xương chậu) hoặc bụng dưới

Các triệu chứng trên cũng có thể xảy ra với các tình trạng bệnh khác như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung.

Lời khuyên cấp thiết: Hãy gặp bác sĩ ngay nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh ưng thư cổ tử cung. Đừng cảm thấy xấu hổ vì các bác sĩ, y tá đều đã quen với các triệu chứng này.

Lưu ý:

  • Những triệu chứng trên rất phổ biến và có thể do nhiều bệnh lý khác nhau gây ra
  • Có các triệu chứng trên không có nghĩa bạn bị ung thư cổ tử cung. Điều quan trọng là cần được các bác sĩ kiểm tra
  • Nếu các triệu chứng trên là do ung thư gây ra, việc phát hiện sớm có thể giúp điều trị và nhiều khả năng thành công hơn.

Nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung

Gần như tất cả các trường hợp ung thư cổ tử cung đều do nhiễm một số loại virus gây u nhú ở người (virus HPV).

Bạn có thể bị nhiễm HPV từ:

  • Tiếp xúc da vùng sinh dục
  • Lây HPV qua đường tình dục
  • Dùng chung đồ có nhiễm virus và tiếp xúc

Ai có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung?

Bất kỳ ai có cổ tử cung đều có thể bị ung thư cổ tử cung. Điều này bao gồm tất cả phụ nữ, đàn ông chuyển giới, những người chuyển giới đã phẫu thuật tạo cổ tử cung.

Những người chuyển giới đã cắt bỏ toàn bộ tử cung sẽ không thể bị ung thư cổ tử cung.

Một số người dưới đây có tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn bình thường:

  • Phổ biến ở những người trẻ tuổi dưới 45 tuổi
  • Người có hệ thống miễn dịch bị suy yếu do nhiễm HIV hoặc AIDS.
  • Đã sinh nhiều con hoặc có con khi dưới 17 tuổi
  • Có mẹ từng dùng thuốc nội tiết tố diethylstilbestrol (DES) khi đang mang thai
  • Từng bị ung thư âm đạo, thận hoặc bàng quang.

Phòng chống, giảm thủy nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung

Không phải lúc nào bạn cũng có thể ngăn ngừa ung thư cổ tử cung nhưng có những thứ bạn có thể làm để giảm thiểu nguy cơ mắc nó.

  • Kiểm tra cổ tử cung thường xuyên và tiêm phòng HPV là cách tốt nhất để bảo vệ bạn khỏi ung thư cổ tử cung.
  • Tất cả phụ nữ và những người có cổ tử cung trong độ tuổi từ 25 – 64 tuổi đều nên đi khám cổ tử cung thường xuyên. Việc này giúp tìm và điều trị bất kỳ thay đổi nào trong các tế bào của cổ tử cung trước khi chúng chuyển thành ung thư.
  • Tất cả trẻ em từ 12 – 13 tuổi đều nên tiêm ngừa HPV. Nó giúp bảo vệ chống lại tất cả các bệnh ung thư do HPV gây ra cũng như mụn cóc sinh dục.

Ngoài các các trên, bạn cũng có thể giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung bằng cách:

  • Sử dụng bao cao su giúp giảm tối đa nguy cơ nhiễm HPV
  • Từ bỏ thuốc lá bởi thuốc lá gây suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn và các hóa chất trong thuốc lá cũng góp phần gây ra bệnh ung thư cổ tử cung.
  • Ăn uống theo một chế độ lành mạnh, cân bằng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch của bạn được khỏe mạnh.

Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư cổ tử cung

Nếu bạn có các tế bào bất thường ở cổ tử cung có nghĩa bạn đã mắc ung thư cổ tử cung. Bạn cần được làm xét nghiệm để có thể quan sát kỹ hơn cổ tử cung, được gọi là noi cổ tử cung.

Bạn sẽ được yêu cầu cởi bỏ quần áo từ thắt lưng trở xuống và một tờ giấy để đắp. Có thể sẽ mất từ 15 – 30 phút. Soi cổ tử cung không gây đau nhưng bạn có thể sẽ cảm thấy khó chịu. Hãy nói với y tá hay bác sĩ nếu bạn cảm thấy không được thoải mái.

Nếu bạn làm sinh thiết, bạn có thể bị chảy một ít máu hoặc gặp chuột rút sau khi xong.

Điều trị ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung thường có thể điều trị được nếu phát hiện sớm. Các phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung có thể phụ thuộc vào:

  • Kích thước và loại ung thư cổ tử cung bạn gặp phải
  • Vị trí ung thư
  • Giai đoạn ung thư
  • Sức khỏe tổng quát của cơ thể bạn

Các phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung bao gồm phẫu thuật, hóa trị và xạ trị hoặc sử dụng thuốc nhắm mục tiêu.

  • Bạn sẽ được giải thích các phương pháp điều trị, lợi ích cũng như tác dụng phụ của mỗi phương pháp
  • Lập kế hoạch điều trị phù hợp nhất
  • Bác sĩ sẽ giải thích với bạn về tác động mà điều trị có thể có với khả năng sinh sản của bạn

Bạn sẽ được kiểm tra sức khỏe thường xuyên trong và sau mỗi đợt điều trị. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng hoặc tác dụng phụ nào, hãy nói chuyện với các bác sĩ chuyên khoa ngay.

Phẫu thuật

Phẫu thuật thường là phương pháp điều trị chính cho ung thư cổ tử cung, đặc biệt nếu ung thư được phát hiện sớm.

Có một số phẫu thuật được sử dụng để điều trị ung thư cổ tử cung, liên quan tới việc loại bỏ:

  • Một phần của cổ tử cung (nếu ung thư rất nhỏ)
  • Cổ tử cung và phần trên của âm đạo, vẫn có thể mang thai trong tương lai vì tử cung không bị cắt bỏ.
  • Cổ tử cung và tử cung, có thể bao gồm cắt bỏ buồng trứng và ống dẫn trứng.
  • Cổ tử cung, tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng và tất cả hoặc các bộ phận của bàng quang, ruột, âm đạo hoặc trực tràng, điều này chỉ áp dụng nếu ung thư đã tái phát và không thể điều trị bằng phương pháp khác.

Ngoài ra, bạn cũng có thể phải cắt bỏ một số hạch bạch huyết, là một phần của hệ thống thoát nước cơ thể bạn.

Thời gian phục hồi sau các ca phẫu thuật này có thể mất rất lâu tùy thuộc vào từng ca phẫu thuật.

Hóa trị liệu

Hóa trị sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Bạn có thể phải hóa trị ung thư cổ tử cung khi:

  • Xạ trị là phương pháp điều trị chính cho bệnh ung thư cổ tử cung
  • Trước khi phẫu thuật để làm nhỏ ung thư
  • Sau phẫu thuật (thường là xạ trị) giúp ngăn chặn ung thư tái phát
  • Nếu ung thư đã tiến triển, tái phát hoặc lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

Xạ trị

Xạ trị là phương pháp sử dụng các tia bức xạ năng lượng cao nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư.

Bạn có thể phải xạ trị ung thư cổ tử cung nếu:

  • Đây là phương pháp điều trị chính nếu ung thư lớn hoặc đã lan rộng
  • Sau phẫu thuật, thường là hóa trị (hóa trị liệu), giúp ngăn chặn ung thư tái phát
  • Để giúp cải thiện các triệu chứng như chảy máu

Xạ trị ung thư cổ tử cung có thể được thực hiện từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể, liệu pháp điều trị bằng tia xạ.

Điều trị bằng  thuốc nhắm mục tiêu

Nếu bạn bị ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối hoặc ung thư tái phát, bạn có thể được điều trị bằng thuốc nhắm mục tiêu có tên là bevacizumab (Avastin).

Mục đích của loại thuốc này là giúp thu nhỏ khối ung thư lại hoặc ngăn chặn nó phát triển lớn hơn chứ không phải để chữa khỏi bệnh ung thư.

Ung thư cổ tử cung và mang thai

Rất hiếm phụ nữ đang mang thai được chẩn đoán mắc bệnh ung thư cổ tử cung nhưng có vẫn có thể xảy ra.

Hầu hết các bệnh ung thư phát hiện trong thai kỳ đều được phát hiện ở giai đoạn đầu.

Điều trị ung thư khi bạn đang mang thai có thể phức tạp. Bác sĩ có thể giúp bạn quyết định phương pháp điều trị dựa trên giai đoạn ung thư và thời gian bạn mang thai.

Nếu ung thư ở giai đoạn rất sớm, bạn có thể đợi để sinh trước khi bắt đầu điều trị. Với trường hợp ung thư giai đoạn năng hơn, việc điều trị cần phải cắt bỏ tử cung hoặc xạ trị, bạn sẽ cần quyết định xem có tên giữ lại thai hay không.

Các bác sĩ sẽ cố gắng giúp bạn sinh em bé ra sớm, ngay khi nó có thể sống sót ngoài bụng mẹ.