Bệnh nhiệt miệng: Triệu chứng & Nguyên nhân gây bệnh

308

Tổng quan

Nhiệt miệng (Aphthous ulcer) hay loét miệng là những vết loét nhỏ hình tròn trên niêm mạc của miệng, dưới lưỡi… có màu vàng hoặc trắng được bao quanh là mảng viêm đỏ.

Nhiệt miệng là bệnh lành tính, không truyền nhiễm và có thể xảy ra đơn lẻ (từng vết) hoặc thành cụm.

Nhiệt miệng thường kéo dài khoảng 7 tới 10 ngày, sau đó chúng tự khỏi, biến mất không để lại sẹo, không cần điều trị. Điều khó chịu nhất mà nhiệt miệng mang lại chính là những cơn đau khi chúng ta ăn uống hàng ngày.

Hiện tại vẫn chưa rõ nguyên nhân gây nhiệt miệng là gì, cũng chưa có cách điều trị. Tuy nhiên có thể sử dụng một số cách giúp giảm đau và viêm, giúp người bệnh ăn ngon miệng hơn.

benh nhiet mieng

Triệu chứng

Hầu hết các vết loét có hình tròn hoặc bầu dục với tâm màu trắng hoặc vàng và viền đỏ. Chúng được hình thành bên trong miệng, có thể trên hoặc dưới dưới, bên trong má hoặc môi, ở gốc nướu hoặc trên vòm miệng.

Người bị nhiệt miệng có thể cảm giác ngứa hoặc bỏng rát một hai ngày trước khi xuất hiện vết loét.

Các triệu chứng phổ biến của bệnh nhiệt miệng bao gồm:

  • Vết loét nhỏ, có hình bầu dục với một cạnh màu đỏ, có thể tự lành lại trong 1 – 2 tuần.
  • Vết loét lớn ít phổ biến hơn, vết sâu hơn vết loét nhỏ, thường hình tròn với các đường viền rõ ràng nhưng có thể các cạnh không đều nếu quá lớn, có thể gây đau và mất tới 6 tuần để lành lại cũng như có thể để lại sẹo rộng
  • Vết loét dạng herpes không phổ biến và thường phát triển về sau này, không phải do nhiễm vi rút herpes., thường khỏi trong 1 – 2 tuần và không để lại sẹo

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nếu bạn gặp phải:

  • Vết loét lớn bất thường
  • Vết loét mới phát triển trước khi vết loét cũ lành lại hoặc thường xuyên bị
  • Vết loét dai dẳng kéo dài trên hai tuần
  • Vết loét tự mở rộng ra môi (có viền màu đỏ son)
  • Vết loét gây đau mà bạn không thể kiểm soát bằng các biện pháp tự chăm sóc
  • Khó ăn uống
  • Sốt cao kèm theo vết loét

Nguyên nhân gây nhiệt miệng

Nguyên nhân chính gây ra các vết loét miệng vẫn chưa được làm rõ. Các tác nhân có thể gây ra nhiệt miệng bao gồm:

  • Một vết thương nhẹ ở miệng do làm răng, đánh răng quá kỹ, vô tình cắn vào vào má trong
  • Sử dụng kem đánh răng, nước súc miệng có chứa sodium lauryl sulfate
  • Người nhạy cảm với thực phẩm như sô cô la, cà phê, dâu tây, trứng, các loại hạt, pho mai và thực phẩm cay, thực phẩm có tính axit
  • Chế độ ăn uống thiếu vitamin B12, kẽm, folate (axit folic) hoặc sắt
  • Phản ứng dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng
  • Helicobacter pylori, loại vi khuẩn gây loét dạ dày tá tràng
  • Sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt
  • Căng thẳng về cảm xúc

Bất cứ ai cũng có thể bị nhiệt miệng nhưng chúng thường xảy ra ở thanh thiếu niên và thanh niên và phổ biến ở nữ giới hơn.

Phòng ngừa

Các vết nhiệt miệng thường tái phát, nhưng bạn có thể giảm tần suất của chúng bằng cách làm theo các biện pháp dưới đây:

  • Kiểm soát những thứ mình ăn vào: Tránh những thức ăn gây kích ứng miệng như các loại hạt, khoai tây chiên, bánh quy, một số gia vị, thức ăn mặn và trái cây có tính axit như dứa, bưởi, cam. Tránh bất kỳ loại thực phẩm nào khiến bạn nhạy cảm hoặc dị ứng.
  • Lựa chọn các thực phẩm lành mạnh để giúp ngăn ngừa sự thiếu hụt dinh dưỡng như trái cây, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt.
  • Tuân thủ các thói quen vệ sinh răng miệng tốt: Thường xuyên đánh răng hai ngày một lần và sử dụng chỉ nha khoa để giữ cho răng miệng sạch sẽ. Sử dụng bàn chải mềm giúp gnanw kích ứng các mô mỏng ở miệng đồng thời tránh sử dụng kem đánh răng, nước súc miệng chứa natri lauryl sulfat.
  • Hạn chế căng thẳng tinh thần