Bệnh chàm (Ezecma) là gì? Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh

367

Tổng quan

Bệnh chàm (Eczema) hay viêm da dị ứng là tình trạng da bị khô, ngứa và viêm. Bệnh này thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.

Bệnh chàm có thể gây khó chịu nhưng không lây lan.

Những người bị bệnh chàm có nguy cơ dị ứng thực phẩm, sốt cỏ khô và hen suyễn.

Việc dưỡng ẩm thường xuyên và chăm sóc da tốt có thể giúp giảm ngứa, ngăn ngừa các đợt bùng phát mới. Điều trị có thể bao gồm sử dụng thuốc mỡ hoặc kem bôi.

Triệu chứng của bệnh chàm

Các triệu chứng viêm da dị ứng eczema có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào trên cơ thể và khác nhau ở mỗi người.

benh cham la gi

Các triệu chứng của bệnh chàm như sau:

  • Da khô nứt nẻ
  • Ngứa
  • Phát ban trên vùng da sưng tấy có màu tùy theo màu da của bạn
  • Các vết sưng nhỏ, nổi lên, trên da nâu hoặc đen
  • Rỉ và đóng vảy
  • Da dày lên
  • Sạm da quanh mắt
  • Da thô, nhạy cảm do gãi

Bệnh chàm thường bắt đầu trước 5 tuổi và có thể tiếp túc ở tuổi thiếu niên và người trưởng thành.

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Hãy đi khám ngay nếu bạn hoặc con bạn có các triệu chứng của bệnh chàm và/hoặc một số biểu hiện dưới đây:

  • Khó chịu đến mức tình trạng ảnh hưởng tới giấc ngủ và các hoạt động hàng ngày
  • Bị nhiễm trùng da để lại các vệt, chảy mủ và đóng vảy vàng

Hãy tìm kiếm sự trợ giúp từ y tế ngay nếu bạn hoặc con bạn bị sốt, phát ban và nhiễm trùng.

Nguyên nhân gây bệnh chàm

Ở một số người, bệnh chàm liên quan đến một biến thể gen ảnh hưởng đến khả năng cung cấp sự bảo vệ của da.

Với chức năng miễn dịch yếu đi, da ít có khả năng giữ ẩm và bảo vệ khỏi vi khuẩn, các chất kích ứng, chất gây dị ứng và các yếu tố môi trường khác như khói thuốc.

Ở những người khác, do có quá nhiều vi khuẩn Staphylococcus aureus trên da dẫn tới việc thay đổi vi khuẩn hữu ích và phá vỡ hàng rào chức năng của da.

Hàng rào chức năng da yếu đi cũng có thể kích hoạt phản ứng của hệ thống miễn dịch khiến da bị viêm và một số triệu chứng khác.

Bệnh eczema là một trong số những loại viêm da. Các loại phổ biến khác là da tiếp xúc và viêm da tiết bã (gàu). Bệnh viêm da không lây.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh chàm

Yếu tố nguy cơ chính của bệnh chàm là từng bị chàm, dị ứng, sốt cỏ khô hoặc hen suyễn trong quá khứ.

Ngoài ra yếu tố di truyền, từng có thành viên trong gia đình mắc các tình trạng này cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Các biến chứng của bệnh chàm

Các biến chứng của bệnh chàm bao gồm:

  • Hen suyễn và sốt cỏ khô: Nhiều người bị viêm da dị ứng phát triển thành bệnh hen suyễn và sốt cỏ khô, có thể mắc trước hoặc sau khi phát triển bệnh viêm da dị ứng.
  • Dị ứng thực phẩm: Những người bị viêm da cơ địa thường xuất hiện dị ứng thức ăn, một trong những triệu chứng chính của tình trạng này chính là phát ban (nổi mề đay).
  • Da có vảy gây ngứa mãn tính: Tình trạng được gọi là viêm da thần kinh (lichen simplex mạn tĩnh) với một mảng da ngứa. Nếu bạn gãi có thể giúp giảm ngứa tạm thời nhưng nó sẽ khiến da ngứa hơn vì kích hoạt các sợi thần kinh trên da. Theo thời gian, da vùng này dần trở nên tối màu và dày lên.
  • Các mảng da sẫm màu hoặc sáng hơn vùng xung quanh: Biến chứng này sau khi phát ban đã lành được gọi là tăng sắc tố sau viêm hoặc giảm sắc tố. Nó phổ biến hơn ở những người có da màu nâu hoặc đen. Có thể mất tới vài tháng để sự đổi màu mờ nhạt đi.
  • Nhiễm trùng da: Việc gãi nhiều lần khiến da bị loét và nứt. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng từ vi khuẩn và virus, những bệnh nhiễm trùng da này có thể gây lây lan và đe dọa tới tính mạng.
  • Viêm da tay: Ảnh hưởng đặt biệt tới những người thường xuyên bị ướt và tiếp xúc với xà bông, chất tẩy rửa và chất khử trùng mạnh.
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng: Tình trạng thường gặp ở những người bị viêm da cơ địa. Viêm da tiếp xúc dị ứng là tình trạng phát ban ngứa do chạm vào các chất khiến bạn dị ứng. Màu sắc phát ban cũng tùy thuộc vào màu da của bạn.
  • Các vấn đề về giấc ngủ: Tình trạng ngứa ngáy khiến giấc ngủ của bạn bị ảnh hưởng
  • Tình trạng sức khỏe tinh thần: Bệnh chàm liên quan tới bệnh trầm cảm và lo lắng. Điều này có thể liên quan tới tình trạng ngứa ngáy liên tục và các vấn đề về giấc ngủ thường gặp ở những người mắc bệnh chàm.

Phòng ngừa bệnh chàm

Xây dựng một thói quen chăm sóc da cơ bản có thể giúp ngăn ngừa bùng phát bệnh chàm. Các mẹo sau có thể giúp giảm tác động làm khô da của việc tắm:

  • Dưỡng ẩm cho da hàng ngày: Sử dụng kem, thuốc mỡ và các loại kem dưỡng ẩm để cấp ẩm cho da của bạn. Hãy lựa chọn sản phẩm phù hợp và an toàn với bạn.
  • Tắm hàng ngày bằng nước ấm thay vì nước nóng và tắm không quá lâu
  • Sử dụng chất tẩy rửa nhẹ nhàng không xà phòng: Chọn sửa rửa mặt phù hợp. Với trẻ nhỏ chỉ cần rửa mặt bằng nước ấm, không chà da bằng khăn.
  • Lau khô và dưỡng ẩm: Sau khi tắm, dùng khăn mềm để chấm nhẹ lên da, bôi dưỡng ẩm khi da vẫn còn ẩm.

Các yếu tố khởi phát bệnh chàm ở mỗi người là khác nhau. Hãy tránh bất cứ thứ gì gây ngừa vì gãi thường khiến bệnh chàm dễ bùng phát hơn.

Các yếu tố gây bệnh chàm thường gặp bao gồm:

  • Vải len thô
  • Da khô
  • Nóng và đổ mồ hôi
  • Căng thẳng
  • Các chất tẩy rửa
  • Bọ ve, lông thú cưng
  • Phấn hoa
  • Khói thuốc lá
  • Không khí lạnh và khô
  • Nước hoa
  • Các hóa chất gây kích ứng khác

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể bị chàm khi ăn một số loại thực phẩm nư trứng hoặc sữa bò.

Khi bạn biết nguyên nhân gây ra bệnh chàm, hãy cho bác sĩ biết để có thể nhận lời khuyên về cách kiểm soát các triệu chứng cũng như ngăn ngừa nó tái phát.

Chẩn đoán bệnh chàm

Để chẩn đoán viêm da dị ứng, bác sĩ sẽ nói chuyện về các triệu chứng của bạn, kiểm tra da và xem lại tiền sử bệnh của bạn.

Bạn có thể cần xét nghiệm để xác định dị ứng và loại trừ các bệnh ngoài da khác.

Nếu bạn nghĩ rằng một loại thực phẩm nào đó gây phát ban cho con của bạn, hãy nói cho bác sĩ biết vì đó có khả năng là dị ứng thực phẩm.

Điều trị bệnh viêm da dị ứng

Điều trị bệnh chàm có thể bắt đầu từ việc cấp ẩm thường xuyên cho da và các thói quen chăm sóc da khác.

dieu tri benh cham

Nếu những cách này không hữu ích, bạn có thể sử dụng một số loại kem giúp kiểm soát ngứa và giúp hồi phục da. Đôi khi có thể kết hợp các phương pháp điều trị khác nhau.

Viêm da dị ứng có thể kéo dài dai dẳng. Bạn cần phải thử nhiều phương pháp điều trị khác nhau trong nhiều tháng hoặc nhiều năm để kiểm soát nó.

Ngay cả khi đã điều trị thành công, các triệu chứng hoàn toàn có thể quay lại bất kì lúc nào.

Điều trị bằng thuốc

  • Các sản phẩm thuốc bôi ngoài da: Có nhiều lựa chọn có sẵn giúp kiểm soát ngứa và phục hồi da. Các sản phẩm có nhiều mức độ khác nhau, dưới dạng kem, gel hay thuốc mỡ. Việc lạm dụng một sản phẩm corticosteroid bôi ngoài da có thể gây các phản ứng phụ và làm da mỏng đi.

Kem hoặc thuốc mỡ có chất ức chế calcineurin có thể là một lựa chọn tốt cho những người trên 2 tuổi. Ví dụ như tacrolimus (Protopic) và pimecrolimus (Elidel). Sử dụng nó theo chỉ dẫn trước khi cấp ẩm, tránh ánh nắng mạnh khi sử dụng các sản phẩm này.

  • Thuốc chống nhiễm trùng: Có thể bạn sẽ cần phải sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng.
  • Thuốc kiểm soát viêm: Với bệnh chàm nặng hơn, bác sĩ có thể kê thuốc giúp kiểm soát các triệu chứng của bạn. Các lựa chọn có thể bao gồm cyclosporine, methotrexate, prednisone, mycophenolate và azathioprine. Những loại thuốc này có thể có hiệu quả nhưng không thể sử dụng lâu dài vì sẽ có tác dụng phụ nghiêm trọng.
  • Các lựa chọn khác cho bệnh chàm: Tiêm sinh học (kháng thể đơn dòng) Dupilumab (Dupixent) và tralokinumab (Adbry) có thể là lựa chọn cho những người mắc bệnh chàm mức độ trung bình đến nặng nếu không đáp ứng tốt các phương pháp điều trị khác.

Trị liệu

  • Liệu pháp ánh sáng
  • Thư giãn, thay đổi hành vi và phản hồi sinh học

Điều trị chàm ở trẻ em

  • Xác định và tránh xa chất gây kích ứng da
  • Tránh nhiệt độ quá cao
  • Tắm cho trẻ sơ sinh trong thời gian ngắn bằng nước ấm và thoa kem hoặc thuốc mỡ khi da còn ẩm

Các biện pháp khắc phục bệnh chàm tại nhà

Chăm sóc da nhạy cảm là bước đầu tiên trong điều trị viêm da cơ địa và ngăn ngừa bùng phát. Để giúp da bớt ngứa và làm dịu da bị viêm, hãy thử một số biện pháp dưới đây:

  • Dưỡng ẩm cho da ít nhất hai lần một ngày
  • Thoa kem chống ngứa lên vùng da bị mụn: Kem bôi không kê đơn có chứa ít nhất 1% hydrocortisone có thể tạm thời giảm ngứa. Không dùng nó quá hai lần/ngày vào khu vực bị ảnh hưởng trước khi dưỡng ẩm.
  • Uống thuốc chống dị ứng hoặc thuốc chống ngứa: Các lựa chọn bao gồm thuốc dị ứng không kê đơn (thuốc kháng histamine) như cetirizine (Zyrtec Allergy) hoặc fexofenadine (Allegra Allergy). Ngoài ra, diphenhydramine (Benadryl) có thể hữu ích nếu bệnh nghiêm trọng.
  • Hạn chế gãi
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm
  • Mặc quần áo trơn, mát
  • Điều trị các lo lắng và căng thẳng