Tổng quan
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh do vét loét mở rộng, phát triển ở lớp lót bên trong dạ dày với phần trên của ruột non.
Bệnh này bao gồm 2 loại:
- Loét bên trong dạ dày.
- Viêm loét phần trên của ruột non (tá tràng).
Nguyên nhân phổ biến gây ra căn bệnh viêm loét dạ dày là do:
- Dạ dày nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori), loại vi khuẩn gây ra cực nhiều bệnh liên quan tới dạ dày.
- Sử dụng Aspirin và thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID, Advil, Aleve và một số loại khác) lâu ngày.
Về cơ bản, việc căng thẳng và đồ ăn cay nóng không khiến bạn mắc viêm loét dạ dày nhưng chúng có thể khiến cho bệnh tình của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.
Triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày
Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh viêm loét dạ dày là những cơn đau dạ dày thường xuyên.
Lượng axit trong dạ dày thường khiến cho cơn đau trở nên trầm trọng hơn. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc bụng sẽ dễ đau hơn khi đói.
Chúng ta có thể làm giảm triệu chứng đau dạ dày sau khi ăn no hoặc sử dụng thuốc giảm axit dạ dày, tuy nhiên cơn đau sau đó vẫn có thể quay trở lại.
Bệnh viêm loét dạ dày có những triệu chứng phổ biến như sau:
- Đau dạ dày
- Có cảm giác no, đầy hơi và ợ hơi, ợ nóng
- Sợ đồ ăn béo
- Buồn nôn
Triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày khi trở nặng bao gồm:
- Nôn ra máu, máu có thể màu đỏ hoặc đen.
- Phân có máu sẫm màu hoặc phân đen.
- Cảm thấy khó thở
- Cảm giác mờ nhạt
- Buồn ói, nôn mửa
- Sút cân không rõ nguyên nhân

Nguyên nhân bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Bệnh loét dạ dày xảy ra khi axit trong dạ dày ăn mòn bề mặt bên trong của dạ dày hoặc bề mặt ruột non. Lượng axit có thể khiến vết loét ngày càng lớn và chảy máu dạ dày.
Thông thường, dạ dày được phủ một lớp nhầy chống lại lượng axit trong đường tiêu hóa thức ăn. Khi lượng axit tăng cao hoặc lượng chất nhầy giảm có thể gây viêm loét dạ dày.
Các nguyên nhân chính bao gồm:
- Nhiễm vi khuẩn HP: loại vi khuẩn thường sống trong lớp nhầy bao phủ và bảo vệ mô lót dạ dày và ruột non. Loại vi khuẩn này có thể gây viêm lớp bên trong dạ dày và gây lở loét. Vi khuẩn HP có thể lây truyền từ người này sang người khác hoặc cũng có thể từ các loại thực phẩm và nước.
- Sử dụng các loại thuốc giảm đau thường xuyên: Việc uống aspirin hay một số loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid có thể kích ứng hoặc gây viêm niêm mạc dạ dày và ruột non. Một số loại thuốc gây kích ứng và niêm mạc dạ dày, ruột non có thể kể đến như Ibuprofen (Advil, Motrin IB), Naproxen natri (Aleve, Anaprox), Ketoprofen…
- Sử dụng một số loại thuốc khác: Các loại thuốc có thể khiến bạn mắc viêm loét dạ dày tá tràng như steroid, thuốc chống đông máu, aspirin liều thấp, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs), alendronate (Fosamax) và Risedronate (Actonel).
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thường gặp ở người lớn tuổi phải sử dụng các loại thuốc giảm đau thường xuyên, hoặc người sử dụng các loại thuốc này trong quá trình điều trị bệnh xương khớp.
Một số thói quen xấu khiến dạ dày dễ bị viêm loét
Ngoài các nguyên nhân ở trên thì cũng có một số thói quen xấu khiến dạ dày bạn dễ bị viêm loét hơn bao gồm:
- Hút thuốc: Khói thuốc làm tăng cao nguy cơ bị mắc viêm loét dạ dày ở những người đang bị nhiễm vi khuẩn H.P.
- Uống rượu: Rượu có thể khiến kích ứng và ăn mòn niêm mạc dạ dày của bạn. Rượu cũng khiến cho lượng axit dạ dày bạn tăng lên.
Ngoài ra, việc ăn thức ăn cay nắng hay lo lắng, căng thẳng kéo dài cũng khiến cho bệnh tình trở nên tồi tệ và khó lành lại hơn.
Biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Khi mắc bệnh loét dạ dày, nếu không nhanh chóng chữa lành có thể sẽ khiến bệnh biến chứng tồi tệ hơn.
Một số biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày bao gồm:
- Xuất huyết dạ dày: Việc chảy máu trong có thể khiến cơ thể bị mất máu từ từ gây thiếu máu hoặc nghiêm trọng hơn có thể phải nhập viện để truyền máu. Các triệu chứng của chảy máu trong bao gồm nôn ra máu, máu đen hoặc trong phân có máu.
- Nhiễm trùng: Bệnh loét dạ dày có thể khiến dạ dày hoặc ruột non bị thủng gây nguy cơ nhiễm trùng khoang bụng nghiêm trọng (gọi là viêm phúc mạc)
- Cản trở quá trình tiêu hóa: Viêm loét dạ dày có thể khiến dạ dày sưng, viêm cản trở thức ăn đi qua đường tiêu hóa, khiến bạn dễ đầy hơi, gây nôn mửa và đương nhiên là kéo cân nặng của bạn tụt xuống rồi.
Phòng ngừa bệnh loét dạ dày
Những bệnh lý về dạ dày luôn tiềm tàng những nguy hiểm cực hạn. Chính vì vậy, thay vì đến lúc mắc bệnh mới lo chạy chữa thì ngay từ bây giờ, các bạn hãy thay đổi bằng những thói quen tốt nhé.
Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh lý về dạ dày. Chính vì vậy, hãy phòng ngừa nó bằng việc:
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch.
- Ăn thực phẩm nấu chín hoàn toàn.
Vẫn chưa rõ vi khuẩn HP lây lan như thế nào nhưng nó có thể truyền từ người qua người và xâm nhập vào cơ thể người thông qua đồ ăn và nước uống.
Bên cạnh đó, hãy hạn chế thuốc giảm đau.
Nếu bạn thường xuyên phải sử dụng thuốc giảm đau tiềm ẩn nguy cơ gây loét dạ dày thì hãy kết hợp uống thuốc với ăn nhẹ gì đó.
Hãy đi khám và nghe lời khuyên từ các bác sĩ.
Nếu như bạn cần sử dụng NSAID, có thể dùng thêm các loại thuốc kháng axit, PPI, thuốc chẹn axit hoặc thuốc chứa chất bảo vệ tế bào.
Có một nhóm NSAID được gọi là chất ức chế COX-2 có ít nguy cơ gây loét dạ dày nhưng lại tăng nguy cơ đau tim.