Bệnh Rosacea: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

387

Tổng quan

Bệnh Rosacea (còn được gọi là chứng đỏ mặt hay bệnh hồng ban) là một bệnh da mãn tính.

Hiện chưa rõ nguyên nhân gây ra bệnh này là gì và cũng không có cách chữa trị. Tuy vậy thông qua nghiên cứu, các bác sĩ có thể điều trị tình trạng này thông qua việc giảm thiểu các triệu chứng của nó.

Bệnh Rosacea được chia làm 4 loại theo các triệu chứng riêng của chúng.Cơ thể người có thể mắc nhiều hơn 1 loại cùng lúc.

Các triệu chứng ban đầu của bệnh hồng ban rosacea là những vết sưng nhỏ, tấy đỏ, có mủ trên da. Thường thì bệnh hồng ban chỉ xuất hiện ở da trên mũi, má và trán, chính vì vậy nó còn được gọi là chứng đỏ mặt.

Bệnh rosacea thường xảy ra theo chu kỳ, bạn có thể gặp các triệu chứng trong nhiều tuần liên, sau đó chúng biến mất bất ngờ và cũng quay trở lại bất ngờ y như cách chúng biến mất vậy.

benh rosacea

Triệu chứng của bệnh Rosacea

các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh rosacea bao gồm:

  • Mặt đỏ bừng: Rosacea có thể gây đỏ mặt dai dẳng hoặc đỏ bừng ở phần trung tâm của khuôn mặt. Dấu hiệu của tình trạng này có thể khó nhận thấy trên người da nâu hoặc đen.
  • Các tĩnh mạch có thể nhìn thấy được: Các mạch máu nhỏ ở mũi và má của bạn bị vỡ và trở nên rõ ràng.
  • Các vết sưng tây: Nhiều người bị bệnh trứng cá đỏ cũng phát triển các nốt mụn trên mặt giống như mụn trứng cá. Những vết sưng này đôi khi cũng chứa cả mủ.
  • Cảm giác bỏng rát: Nhiều người mắc bệnh rosacea cũng bị khô, kích ứng, sưng mắt và mí mắt. Đây được gọi là bệnh rosacea mắt. Ở một số người, các triệu chứng về mắt trước các triệu chứng về da.
  • Mở rộng cánh mũi: Theo thời gian, bệnh trứng cá đỏ có thể làm dày da trên mũi, khiến mũi xuất hiện các nốt sần. Điều này xảy ra ở nam giới phổ biến hơn là nữ giới.

Khi nào nên đi khám?

Nếu bạn gặp các triệu chứng dai dẳng ở mặt hoặc mắt, hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Nguyên nhân gây bệnh Rosacea

Hiện nay nguyên nhân của bệnh rosacea vẫn chưa được làm rõ nhưng nó có thể là do hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức, do di truyền, các yếu tố môi trường hoặc sự kết hợp của những yếu tố trên.

Rosacea không phải do vệ sinh kém và nó không gây lây nhiễm.

Nguyên nhân gây bệnh rosacea có thể là từ:

  • Đồ uống nóng và đồ ăn cay
  • Rượu và các đồ uống có cồn khác
  • Nhiệt độ quá nóng
  • Nắng hoặc gió
  • Những yếu tố về cảm xúc
  • Tập thể dục quá nặng
  • Thuốc làm giãn mạch máu như một số thuốc trị bệnh huyết áp
  • Một số mỹ phẩm chăm sóc da hoặc tóc.

Các yếu tố rủi ro nhiễm bệnh

Bất kỳ ai cũng có thể phát triển bệnh rosacea. Nhưng một số đối tượng dưới đây dễ phát triển nó hơn:

  • Nữ giới
  • Có làn da dễ bị bỏng dưới ánh nắng mặt trời
  • Trên 30 tuổi
  • Có tiền sử gia đình từng có người mắc bệnh rosacea.

Chẩn đoán bệnh rosacea

Không có xét nghiệm cụ thể nào được sử dụng để chẩn đoán bệnh rosacea. Thay vào đó, bác sĩ sẽ dựa vào tiền sử các triệu chứng và kiểm tra da của bạn. Bạn có thể làm các xét nghiệm để loại trừ các bệnh lý khác như bệnh vẩy nến hoặc bệnh lupus.

Các nghiên cứu cho thấy rằng ở những người da màu, bệnh rosacea có thể bị bỏ sót hoặc chẩn đoán nhầm là một phản ứng dị ứng hoặc viêm da tiết bã.

Nếu các triệu chứng liên quan đến mắt, bạn có thể cần phải đi khám bác sĩ nhãn khoa để được đánh giá chi tiết.

Điều trị bệnh rosacea

Điều trị bệnh rosacea tập trung vào việc kiểm soát các dấu hiệu và triệu chứng. Thông thường, điều này đòi hỏi sự kết  hợp giữa chăm sóc da tốt và sử dụng thuốc.

Thời gian điều trị của bạn phụ thuộc vào loại bệnh cũng như mức độ nghiêm trọng của các dấu hiệu và triệu chứng của bạn. Bệnh rosacea cũng thường tái phát.

Điều trị bằng thuốc

Thuốc trị rosacea mới đã được phát triển trong những năm gần đây. Loại thuốc mà bác sĩ kê đơn tùy thuộc vào các dấu hiệu và triệu chứng mà bạn đang gặp phải. Bạn có thể cần thử các lựa chọn khác nhau hoặc kết hợp nhiều loại thuốc để tìm ra phương án điều trị phù hợp nhất.

Thuốc theo toa cho bệnh rosacea bao gồm:

  • Thuốc bôi làm giảm đỏ mặt: Với bệnh rosacea nhẹ đến trung bình, bác sĩ có thể kê đơn một loại kem hoặc gel để bạn bôi lên vùng da bị ảnh hưởng. Brimonidine (Mirvaso) và oxymetazoline (Rhofade) làm giảm đỏ bừng trên mặt do co thắt mạch máu. Bạn có thể thấy kết quả trong vòng 12 giờ sau khi sử dụng. Tác dụng trên mạch máu chỉ là tạm thời, vì vậy bạn cần bôi thuốc thường xuyên để duy trì tác dụng.

Các sản phẩm bôi ngoài da khác giúp kiểm soát mụn trứng cá đỏ nhẹ. Những loại thuốc này bao gồm axit azelaic (Azelex, Finacea), metronidazole (Metrogel, Noritate, những loại khác) và ivermectin (soolantra). Với axit azelaic và metronidazole, những cải thiện đáng chú ý thường không xuất hiện trong hai đến sáu tuần. Ivermectin thậm chí có thể mất nhiều thời gian hơn để cải thiện làn da, nhưng nó dẫn đến thuyên giảm lâu hơn metronidazole.

  • Thuốc kháng sinh dạng uống: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh đường uống như doxycycline (Oracea) cho bệnh rosacea từ trung bình đến nặng kèm theo vết sưng và mụn nhọt.
  • Thuốc uống trị mụn: Nếu bạn bị rosacea nặng mà không đáp ứng với các liệu pháp khác, bác sĩ có thể đề nghị dùng isotretinoin (Amnesteem, Claravis). Đây là một loại thuốc trị mụn dạng uống mạnh cũng giúp làm sạch các tổn thương giống như mụn trứng cá của bệnh rosacea. Không sử dụng thuốc này trong khi mang thai vì nó có thể gây ra dị tật bẩm sinh nghiêm trọng.

Liệu pháp laser

Liệu pháp laser có thê rlàm cho các mạch máu mở rộng ít nhìn thấy hơn. Bởi vì tia laser nhắm mục tiêu vào các đường vân có thể nhìn thấy, nó hiệu quả nhất trên da không bị rám nắng, nâu hoặc đen.

Tác dụng phụ của liệu pháp laser với bệnh rosacea bao gồm sưng, bầm tím kéo dài vài ngày. Chườm lạnh và chăm sóc da nhẹ nhàng sẽ cần thiết trong thời gian phục hồi. Đối với người có da nâu, da đen, điều trị bằng laser có thể gây ra sự đổi màu lâu dài hoặc vĩnh viễn tại vùng da được điều trị.

Hiệu quả của việc điều trị có thể không được rõ ràng trong nhiều tuần. Có thể cần điều trị định kỳ lặp lại để duy trì vẻ ngoài được cải thiện cho làn da của bạn.

Điều trị bằng laser cho bệnh rosacea thường được coi là một thủ thuật thẩm mỹ mà bảo hiểm không chi trả.

Điều trị tại nhà

Các phương pháp tự chăm sóc này có thêt giúp bạn kiểm soát các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh rosacea và ngăn ngừa bùng phát:

  • Xác định rõ và tránh các yếu tố gây bệnh
  • Bảo vệ da mặt của bạn bằng việc bôi kem chống nắng hàng ngày trước khi ra ngoài trời. Kem chống nắng phổ rộng, ngăn chặn cả tia cực tím A và tia cực tím B. Bôi kem chống nắng sau khi bôi bất kỳ loại thuốc bôi nào bạn đang sử dụng cho da mặt và trước khi bôi bất kỳ loại mỹ phẩm nào.
  • Đối xử nhẹ nhàng với làn da của bạn