Bệnh Kawasaki ở trẻ em là bệnh gì? Nó có lây không?

684

Tổng quan về bệnh Kawasaki

Bệnh Kawasaki còn có tên khác là hội chứng hạch bạch huyết niêm mạc – căn bệnh gây viêm trong động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. Nó ảnh hưởng tới các hạch bạch huyết và gây ra triệu chứng ở mũi, miệng và cổ họng. Là nguyên nhân phổ biến gây ra các bệnh về tim mạch ở trẻ em.

Bệnh Kawasaki rất hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng, với tỷ lệ nam mắc nhiều hơn nữ, thường xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên thuộc mọi chủng tộc.

Trong hầu hết các trường hợp, trẻ sẽ hồi phục trong vài ngày điều trị mà không gặp các vấn đề nghiêm trọng nào và thường không tái phát. Bệnh Kawasaki có thể dẫn tới các bệnh tim nghiêm trọng.

benh kawasaki
Bệnh Kawasaki thường xảy ra ở trẻ nhỏ 1-5 tuổi

Triệu chứng của bệnh Kawasaki

Bệnh Kawasaki thường xảy ra theo giai đoạn với các triệu chứng và dấu hiệu dễ nhận biết. Tình trạng có xu hướng xuất hiện vào giữa mùa hè ở các nước châu Á.

Cụ thể theo từng giai đoạn, triệu chứng của bệnh Kawasaki như sau:

Triệu chứng của giai đoạn đầu

Một số triệu chứng sớm có thể kéo dài khoảng 2 tuần bao gồm:

  • Sốt cao kéo dài trên 5 ngày
  • Nổi phát ban
  • Mắt đỏ ngầu
  • Môi sưng đỏ
  • Lưỡi đỏ và mọc lên các mụn nhỏ (còn gọi tình trạng này là lưỡi dâu tây).
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Sưng tay chân
  • Đỏ ở lòng bàn tay và lòng bàn chân

Trong giai đoạn đầu, một số triệu chứng về tim cũng có thể xuất hiện.

luoi dau tay
Lưỡi dâu tây là một trong những triệu chứng ở giai đoạn đầu của bệnh Kawasaki

Triệu chứng giai đoạn muộn

Các triệu chứng sau đó bắt đầu trong vòng 2 tuần sau khi sốt, da trên bàn tay và bàn chân của bé có thể bắt đầu bị bong tróc. Một số trẻ có thể bị viêm khớp tạm thời hoặc đau khớp.

Các dấu hiệu và triệu chứng khác bao gồm: Đau bụng, nôn tháo, tiêu chảy, túi mật mở rộng, mất thính giác tạm thời.

Ở trẻ em 1 tới 5 tuổi có thể không xuất hiện đầy đủ các triệu chứng. Những đứa trẻ này chiếm khoảng 25% các trường hợp bệnh Kawasaki có nguy cơ cao bị biến chứng bệnh tim.

Điều gì gây ra bệnh Kawasaki?

Nguyên nhân chính gây ra bệnh Kawasaki vẫn chưa được làm rõ, tuy nhiên có thể một hỗn hợp của các yếu tố di truyền và môi trường có gây ra bệnh. Điều này có thể do thực tế Kawasaki xảy ra trong các mùa cụ thể.

Bệnh Kawasaki phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em gốc châu Á. Khoảng 75% các trường hợp bệnh trẻ dưới 5 tuổi (theo kdfoundation). Những bé có anh, chị, em, người thân từng mắc kawasaki có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 10 lần.

Chẩn đoán bệnh Kawasaki như thế nào?

Không có các xét nghiệm cụ thể cho bệnh Kawasaki nhưng một bác sĩ nhi khoa có thể dựa vào các triệu chứng của trẻ em và loại trừ các bệnh có triệu chứng tương tự, chẳng hạn như:

  • Sốt nhiễm trùng do vi khuẩn gây sốt, ớn lạnh và đau họng.
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Bệnh sởi
  • Hội chứng sốc độc
  • Viêm khớp vị thành niên vô căn
  • Ngộ độc thủy ngân

Một số yêu cầu xét nghiệm bổ sung để kiểm tra xem bệnh có ảnh hưởng hay đã ảnh hưởng tới tim như thế nào bao gồm:

  • Siêu âm tim: Sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của tim và các động mạch. Thử nghiệm này có thể cần lặp đi lặp lại để cho thấy bệnh Kawasaki đã ảnh hưởng tới tim như thế nào theo thời gian.
  • Xét nghiệm máu: Để loại trừ các bệnh khác. Khi mắc kawasaki có thể số lượng bạch cầu tăng cao, số lượng hồng cầu thấp và viêm.
  • X-quang ngực: Tìm kiếm các dấu hiệu suy tim và viêm
  • Điện tâm đồ: Những bất thường có thể chỉ ra tim đã bị ảnh hưởng bởi kawasaki hay chưa.

Bệnh Kawasaki nên được coi là một khả năng xảy ra ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ bị sốt kéo dài hơn 5 ngày. Điều này đặc biệt xảy ra nếu bé biểu hiện các triệu chứng khác như bong tróc da.

Các biến chứng của bệnh Kawasaki

Bệnh Kawasaki có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng về tim với khoảng 25% trẻ em mắc bệnh. KD không điều trị có thể dẫn tới nguy cơ đau tim và các tác động gây ra:

Điều trị cho giai đoạn này của tình trạng cần sử dụng aspirin liều dài hạn Bệnh nhân cũng có thể cần phải làm loãng máu hoặc trải qua quá trình nong mạch vành, đặt stent động mạch vành hoặc bắc cầu động mạch vàh.

Trẻ em mắc các vấn đề về động mạch vành do Kawasaki nên lưu ý để tránh các yếu tố lối sống có thể làm tăng nguy cơ gây đau tim. Những yếu tố này bao gồm béo phì, thừa cân hoặc lượng cholesterol cao, sử dụng thuốc lá.

Điều trị

Trẻ em được chẩn đoán mắc Kawasaki cần được điều trị ngay lập tức để ngăn ngừa các tổn thương cho tim.

Điều trị KD liên quan tới việc truyền kháng thể trong 12 giờ, khoảng 10 ngày sau khi bị sốt và một liều aspirin hàng ngày trong bốn ngày tiếp theo. Trẻ em cần tiếp tục sử dụng aspirin liều thấp hơn trong 6 – 8 tuần sau khi hết sốt để ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông.

Thời gian là vcaans đề quan trọng giúp ngăn ngừa các vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng tới tim. Tỷ lệ kháng thuốc điều trị cao hơn khi được đưa ra trước ngày thứ 5 của cơn sốt. Khoảng 11-23% trẻ em bị KD sẽ có sức đề kháng.

Một số trẻ em cần có thời gian điều trị lâu hơn để ngăn chặn động mạch bị chặn hoặc đau tim. Trong những trường hợp này, điều trị liên quan đến liều lượng aspirin kháng tiểu cầu hàng ngày cho đến khi họ có siêu âm tim bình thường. Có thể mất 6 tới 8 tuần để các bất thường động mạch vành đảo ngược.

Các kết quả của bệnh Kawasaki

Có 4 kết quả xảy ra với người mắc Kawasaki bao gồm:

  • Hồi phục hoàn toàn mà không gặp vấn đề về tim do sớm được chẩn đoán và điều trị’
  • Phát triển các vấn đề về động mạch vành
  • Các vấn đề về tim cần được điều trị lâu dài
  • Tái phát của bệnh Kawasaki (khoảng 3%).

Bệnh Kawasaki có thể điều trị đơn giản nếu sớm được phát hiện và điều trị. Thông qua điều trị, chỉ có khoảng 3 – 5% các trường hợp mắc bệnh gặp phải các vấn đề về động mạch vành. Chứng phình động mạch phát triển với khoảng 1%.

Trẻ em mắc Kawasaki cần được siêu âm tim khoảng 1-2 năm/lần để sàng lọc các vấn đề về tim.

Kết luận

Kawasaki là một căn bệng gây viêm trong cơ thể, chủ yếu là các mạch máu và hạch bạch huyết. Nó thường ảnh hưởng tới trẻ em dưới 5 tuổi.

Các triệu chứng tương tự như sốt, chính vì vậy nó còn được gọi là bệnh sốt kawasaki. Sốt cao, dai dẳng kéo dài hơn 5 ngày, lưỡi dâu tây, sưng tay chân là một vài biểu hiện của bệnh. Ở giai đoạn sau, triệu chứng có thể bao gồm sưng khớp, bong tróc da và đau bụng.

Ở một số trẻ em, các triệu chứng có thể không xuất hiện đầy đủ. Chúng gây ra các vấn đề nghiêm trọng về tim nếu không được điều trị. Có tới khoảng 25% các ca bệnh phát triển thành bệnh tim do không được chẩn đoán, chẩn đoán sai và điều trị chậm trễ.