Dopamine

38
dopamine la gi

Dopamine – một khái niệm quen thuộc mà chúng ta thường nghe trên các mạng xã hội với các chủ đề thảo luận về hạnh phúc, niềm vui, sự phấn khích và thậm chí là nghiện. Tuy nhiên, dopamine là gì và vai trò của nó trong cơ thể chúng ta thực sự ra sao?

Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về Dopamine trong bài viết này.

Dopamine là gì?

Dopamine là một loại neurotransmitter, là những chất hóa học mà hệ thần kinh sử dụng để truyền thông điệp giữa các tế bào thần kinh. Thực chất, dopamine không được xếp vào là một hormone.

Dopamine được sản xuất trong vài khu vực của não, bao gồm cầu tiểu não và vùng trung tâm. Dopamine đóng một vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể, từ kiểm soát cảm giác vui vẻ và hạnh phúc cho đến việc điều chỉnh các hành động vật lý.

Dopamine thường được gọi là “hormone hạnh phúc” nhưng thực tế nó thực hiện vai trò quan trọng trong hệ thống thưởng – phạt của não bộ. Khi bạn thực hiện một hành động mà bạn thích hoặc cảm thấy thú vị, não của bạn giải phóng dopamine và tạo ra cảm giác thoải mái và khuyến khích bạn thực hiện lại hành động đó.

Dopamine cũng có liên quan đến động lực và hứng thú. Lượng dopamine tăng lên có thể làm tăng sự tập trung và động lực và ngược lại khi dopamine giảm có thể gây mất hứng thú và cảm thấy lười biếng.

Vai trò của dopamine với cơ thể

dopamine khien chung ta cam thay hanh phuc

Dopamine đóng vai trò quan trọng trong nhiều hành vi và chức năng của cơ thể. Một số vai trò chính của dopamine với cơ thể chúng ta bao gồm:

  • Hệ thống thưởng của não: Khi một hành vi khiến bạn vui hoặc thỏa mãn (như ăn một bữa ăn ngon, hoàn thành một công việc, trải qua một trạng thái cảm xúc tích cực…), một chuỗi các quá trình diễn ra và não bộ giải phóng dopamine khiến bạn cảm thấy thoải mái và nó khuyến khích chúng ta tiếp tục thực hiện các hành động này một lần nữa.
  • Tăng động lực và hứng thú: Khi chúng ta có một mục tiêu hoặc kỳ vọng vào một kết quả tích cực, mức độ dopamine sẽ tăng lên. Điều này khuyến khích chúng ta thực hiện các hành vi dẫn đến kết quả đó. Ngược lại, mức độ dopamine thấp sẽ khiến chúng ta mất hứng thú và khó tìm thấy niềm vui và sự thỏa mãn.
  • Kiểm soát chuyển động: Dopamine chịu trách nhiệm cho việc kiểm soát chuyển động mượt mà và có chủ đích. Sự mất cân bằng dopamine có thể gây ra các rối loạn chuyển động như bệnh Parkinson, một tình trạng thần kinh gây chuyển động chậm, rung và mất cân đối.
  • Học và ghi nhớ: Dopamin cũng đóng vai trò quan trọng trong việc học tập và ghi nhớ. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng dopamine có thể cải thiện khả năng nhớ và giúp não bộ tiếp thu, lưu trữ thông tin mới một cách hiệu quả hơn.

Cách Dopamine làm một người cảm thấy hạnh phúc

Dopamine thường được gọi là “hormone hạnh phúc” nhưng để hiểu rõ hơn về cách nó tạo ra cảm giác hạnh phúc, chúng ta cần nhìn vào cách thức hoạt động của hệ thống thưởng trong não bộ.

Khi chúng ta thực hiện một hành động manh lại niềm vui hoặc sự thỏa mãn, các tế bào thần kinh trong não giải phóng dopamine, sau đó chất này đi tới các khu vực khác của não, nơi nó gắn vào các thụ thể dopamine trên các tế bào thần kinh khác. Điều này kích thích những tế bào thần kinh này và tạo ra cảm giác thoải mái, vui vẻ.

Hệ thống thưởng của não được thiết kế để khuyến khích chúng ta lặp lại những hành động mà chúng ta cảm thấy thú vị hoặc thỏa mãn, do vậy chúng ta sẽ tiếp tục thực hiện những hành vi này để nhận thêm dopamine.

Đây cũng chính là lý do vì sao một số hoạt động như chơi game hay ăn đồ ngọt có thể gây nghiện. Lý là là bởi chúng tạo ra một lượng lớn dopamine, khiến chúng ta muốn lặp lại những trải nghiệm đó để có thể cảm nhận được cảm giác hạnh phúc trở lại.

Có thể tìm thấy dopamine ở đâu?

Dopamine được sản xuất trong não của con người và một số động vật khác. Quá trình sản xuất dopamine diễn ra như sau:

  • Tiền chất của dopamine là một loại axit amin gọi là L-tyrosine. L-tyrosine có trong nhiều loại thực phẩm như thịt, cá, hạt và đậu nành…
  • Trong tế bào thần kinh và dưới tác dụng của một loại enzyme gọi là tyrosine hydroxylase, L-tyrosine được chuyển hóa thành L-DOPA.
  • L-DOPA được chuyển hóa thành dopamine bởi một loại enzyme khác gọi là DOPA decarboxylase.
  • Dopamine sản xuất ra được lưu trữ trong các bong bóng nhỏ gọi là vesicles và đợi được giải phóng vào khe synapse – nơi các thông điệp thần kinh được truyền đi khi cần.

Trong một số bệnh lý như bệnh Parkinson, các tế bào thần kinh sản xuất dopamine bị chết đi khiến quá trình sản xuất dopamine bị suy giảm.

Hàm lượng dopamine ảnh hưởng tới cơ thể như thế nào?

Hàm lượng dopamine trong cơ thể, đặc biệt trong não có thể ảnh hưởng đến một loạt các chức năng và hành vi của cơ thể.

Hàm lượng dopamine cân bằng giúp chúng ta cảm nhận được niềm vui, sự hứng thú và sự tập trung. Trong khi đó, thiếu dopamine hoặc lượng dopamine quá cao có thể gây ra một số tình trạng sức khỏe.

*Mức độ dopamine thấp:

Khi thiếu hụt dopamine, các vấn đề sau có thể xuất hiện:

  • Bệnh Parkinson
  • Trầm cảm

*Mức độ dopamine cao:

Mức độ dopamine cao cũng có thể ra các vấn đề:

  • Rối loạn đa nhân cách
  • Nghiện

Việc lạm dụng các chất kích thích hoặc các chất gây nghiện khác có thể làm tăng mức độ dopamine trong não và gây ra cảm giác hưng phấn tạm thời nhưng có thể dẫn đến sự phụ thuộc vào các chất này.

Điều trị thiếu – thừa dopamine

Để điều trị thiếu hoặc thừa dopamine ở những người mất cân bằng dopamine, chúng ta sẽ có từng phương pháp cụ thể:

*Điều trị thiếu hụt dopamine:

  • Sử dụng một số loại thuốc như levodopa (thuốc điều trị bệnh Parkinson). Levodopa có thể đi qua hàng rào máu não và được chuyển đổi thành dopamine, tăng cường mức độ của hóa chất này trong não.
  • Ăn các loại thức ăn giàu tiền chất của dopamine như tyrosine và phenylalanine có thể giúp tăng cường sản xuất dopamine. Các nguồn thực phẩm tham khảo: Thịt, cá, trứng, sữa, đậu, hạt và các loại rau xanh.
  • Tăng cường vận động.

*Điều trị thừa dopamine:

  • Sử dụng thuốc kháng dopamine có thể ngăn chặn thụ thể dopamine và giảm cường độ cũng như tác động của dopamine lên não.
  • Therapy: Trong trường hợp sử dụng chất gây nghiện, hỗ trợ tâm lý và phục hồi có thể giúp người bị ảnh hưởng giảm bớt việc sử dụng chất gây nghiện, cân bằng mức độ dopamine trong não.

Lưu ý: Việc sử dụng thuốc hoặc bất kỳ biện pháp điều trị nào cũng cần phải tham khảo trước ý kiến của bác sĩ và các chuyên gia y tế.

Cách tăng cường dopamine một cách tự nhiên

tang cuong dopamine tu nhien

Có một số cách tự nhiên mà bạn có thể áp dụng để tăng cường sản xuất dopamine trong cơ thể:

  • Ăn các loại thức ăn giàu protein, đặc biệt là những loại chức tyrosine. Các nguồn thực phẩm giàu tyrosine bao gồm thịt, cá, trứng, sữa, đậu và hạt.
  • Tăng cường hoạt động thể chất như đi bộ, chạy, bơi, đạp xe. Việc tập thể dục đều đặn có thể giúp tăng cường hệ thống thưởng của não và cải thiện tâm trạng.
  • Ngủ đủ giấc
  • Một số nghiên cứu cho thấy việc nghe nhạc có thể kích thích giải phóng dopamine và tăng cảm giác hạnh phúc.
  • Thiền
  • Kiểm soát căng thẳng và stress bằng cách tập yoga, viết nhật ký…

Mặc dù những phương pháp trên có thể hữu ích nhưng chúng không thể thay thế sự chăm sóc y tế chuyên nghiệp nếu bạn đang gặp phải những vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc thể chất.

Nếu bạn đang mắc một tình trạng sức khỏe cụ thể hoặc đang sử dụng các loại thuốc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi áp dụng các phương pháp trên.