Viêm amiđan là gì? Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh

110

Tổng quan

Viêm Amidan (Tonsillitis) là tình trạng viêm ở hai mô đệm hình bầu dục phía sau cổ họng (gọi là amidan). Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm amidan bao gồm sưng amidan, đau họng, khó nuốt và nổi hạch mềm ở hai bên cổ.

Hầu hết các trường hợp viêm amidan là do nhiễm một loại virus thông thường hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn.

Vì cách điều trị viêm amidan thích hợp phụ thuộc vào nguyên nhân, do đó việc chẩn đón chính xác và kịp thời là rất quan trọng. Phẫu thuật cắt bỏ amidan, một thủ thuật thông thường để điều trị viêm amidan thường chỉ được thực hiện khi tình trạng viêm amidan xảy ra thường xuyên, không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác hoặc có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng.

benh viem amidan

Triệu chứng của viêm amidan

Viêm amiđan thường ảnh hưởng đến trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo và tuổi trung niên.

Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của bệnh viêm amidan bao gồm:

  • Amidan bị sưng đỏ
  • Xuất hiện lớp phủ trắng hoặc vàng hoặc các mảng trên amiđan
  • Viêm họng
  • Khó nuốt hoặc nuốt đau
  • Sốt
  • Sưng hạch bạch huyết ở cổ
  • Giọng nói như bị bóp nghẹt
  • Hôi miệng
  • Đau bụng
  • Đau cổ hoặc cứng cổ
  • Đau đầu

Ở tre rnhor không thể mô tả cảm giác rõ ràng, các dấu hiệu viêm amidan ở trẻ nhỏ có thể bao gồm:

  • Chảy nước dãi do nuốt khó hoặc đau
  • Lười ăn
  • Quấy khóc bất thường

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Điều quan trọng là phải được chẩn đoán chính xác nếu con bạn có các triệu chứng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm amidan.

Hãy liên hệ trung tâm y tế hoặc tới bệnh viện nếu bạn gặp phải các dấu hiệu sau:

  • Đau họng kèm theo sốt
  • Đau họng không biến mất sau 24 – 48 giờ
  • Đau hoặc khó nuốt

Nguyên nhân gây viêm amidan

Viêm amidan thường do virus thông thường gây ra nhưng nhiễm trùng do vi khuẩn cũng có thể là nguyên nhân.

Loại vi khuẩn phổ biến nhất gây viêm amidan là Streptococcus pyogenes (liên cầu nhóm A), loại vi khuẩn gây viêm họng hạt. Các chủng vi khuẩn liên cầu và vi khuẩn khác cũng có thể gây viêm amidan.

Tại sao amidan bị nhiễm trùng?

Amidan là tuyến bảo vệ đầu tiên của hệ thống miễn dịch chống lại vi khuẩn và virus xâm nhập vào miệng. Chức năng này có thể làm cho amidan đặc biệt dễ bị tổn thương và viêm nhiễm.

Tuy nhiên chức năng hệ thống miễn dịch của amidan suy giảm sau tuổi dậy thì, một yếu tố có thể giải thích cho những trường hợp hiếm gặp của viêm amidan ở người lớn.

Các yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh

Các yếu tố tăng nguy cơ bị viêm amidan bao gồm:

  • Trẻ em từ 5 – 15 dễ bị viêm amidan
  • Trẻ em trong độ tuổi đi học tiếp xúc gần gũi với các bạn và thường xuyên tiếp xúc với virus hoặc vi khuẩn có thể gây viêm amidan.

Các biến chứng của viêm amidan

Viêm hoặc sưng amidan do viêm amidan thường xuyên hoặc liên tục có thể gây ra các biến chứng như:

  • Ngưng thở khi ngủ
  • Nhiễm trùng lan sâu vào mô xung quanh (viêm mô tế bào amidan)
  • Nhiễm trùng dẫn đến tụ mủ sau amiđan (áp xe phúc mạc)

Nhiễm trùng liên cầu

Nếu viêm amidan do liên cầu nhóm A hoặc một chủng vi khuẩn liên cầu khác không được điều trị hoặc nếu điều trị kháng sinh không đầy đủ, con bạn sẽ tăng nguy cơ mắc các rối loạn hiếm gặp như:

  • Sốt thấp khớp
  • Các biến chứng của bệnh ban đỏ, một bệnh nhiễm trùng do liên cầu đặc trưng bởi phát ban nổi bật
  • Viêm thận (viêm cầu thận hậu liên cầu)
  • Viêm khớp phản ứng sau mô cầu, một tình trạng gây viêm khớp.

Phòng ngừa viêm amidan

Vi trùng gây viêm amidan do virus và vi khuẩn có thể lây lan. Vì vậy cách phòng ngừa tốt nhất là vệ sinh sạch sẽ.

  • Rửa tay kỹ lưỡng và thường xuyên, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn
  • Tránh dùng chung thức ăn, ly uống nước, chai nước hoặc đồ dùng
  • Thay bàn chải đánh răng sau khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm amidan