Dấu hiệu của thiếu vitamin B12 và khắc phục

383

Tổng quan

Vitamin B12 là một chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể cần cho các quá trình quan trọng như tổng hợp DNA, sản xuất năng lượng và chức năng hệ thần kinh trung ương.

Mặc dù vitamin được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm nhưng tình trạng thiếu hụt vitamin B12 vẫn tương đối phổ biến. Điều này thường do chế độ ăn uống hạn chế, kém hấp thu, một số tình trạng bệnh hoặc việc sử dụng thuốc làm giảm B12.

Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy có tới 20% người trên 60 tuổi ở Hoa Kỳ và vương quốc Anh bị thiếu loại vitamin này.

Do khả năng hấp thụ B12 từ thực phẩm giảm dần theo tuổi tác nên tình trạng thiếu hụt B12 phổ biến hơn ở những người lớn tuổi. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là trẻ em và người trẻ tuổi, bao gồm cả những người mang thai và cho con bú không thể thiếu B12.

Thật không may là việc thiếu hụt vitamin B12 thường bị bỏ qua hay chẩn đoán sai. Thông thường, điều này là do xét nghiệm trong phòng thí nghiệm không đầy đủ hoặc do các triệu chứng không đặc trưng cho tình trạng thiếu vitamin B12.

Nếu bạn nghi mờ minh có thể bị thiếu hụt vitamin B12 thì có thể nhờ các bác sĩ tư vấn về các triệu chứng và tiến hành xét nghiệm chẩn đoán.

Bài viết dưới đây đề cập tới 9 dấu hiệu phổ biến xuất hiện ở những người thiếu hụt vitamin B12.

dau hieu cua thieu hut vitamin B12

1. Mệt mỏi

Thiếu hụt vitamin B12 có thể gây mệt mỏi. Các tế bào của cơ thể cần B12 để hoạt động bình thường. Do vậy, mức B12 không đủ có thể làm giảm sản xuất tế bào hồng cầu bình thường và giảm khả năng cung cấp oxy.

Sự thiếu hụt B12 hoặc folate có thể gây ra bệnh thiếu máu nguyên bào khổng lồ. tình trạng này dẫn đến sự hình thành các tế bào hồng cầu lớn, bất thường và chưa trưởng thành cũng như sự suy giảm tổng hợp DNA.

Khi cơ thể không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy đến các mô, bạn sẽ cảm thấy yếu và mệt mỏi.

Điều quan trọng cần biết là bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và các triệu chứng khác liên quan đến thiếu hụt B12 ngay cả khi mức B12 trong cơ thể được coi là an toàn hoặc chỉ đang ở mức thấp.

2. Vàng da hoặc da nhợt nhạt

Một dấu hiệu khác có thể cho thấy sự thiếu hụt vitamin B12 là da xanh xao hoặc vàng hay nhợt nhạt.

Giống như tình trạng được gọi là thiếu máu do thiếu sắt, liên quan đến thiếu vitamin B12 có thể làm cho da nhợt nhạt do thiếu các tế bào hồng cầu trưởng thành và khỏe mạnh trong cơ thể.

Thiếu vitamin B12 cũng có thể gây ra một tình trạng gọi là vàng da, khiến da và lòng trắng của mắt có màu hơi vàng.

Màu sắc là do mức độ cao của bilirubin, một chất thải được tạo ra khi cơ thể phá vỡ các tế bào hồng cầu.

3. Nhức đầu

Sự thiếu hụt vitamin B12 có thể dẫn đến các tác dụng phụ về thần kinh, bao gồm cả đau nhức đầu.

Trên thực tế, đau đầu là một trong những triệu chứng được báo cáo phổ biến nhất liên quan đến sự thiếu hụt vitamin B12 ở cả người lớn và trẻ em.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thường xuyên gặp một số loại đau đầu có nhiều khả năng đang có mức B12 thấp.

4. Các triệu chứng trầm cảm

B12 rất cần thiết cho hoạt động bình thường của hệ thần kinh trung ương và sự thiếu hụt chất dinh dưỡng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần.

Cụ thể, thiếu hụt vitamin B12 có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn.

Mức B12 thấp có thể gây ra nồng độ axit amin chứa lưu huỳnh được gọi là homocysteine tăng cao. Đổi lại, điều này có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh trầm cảm bằng cách tăng căng thẳng oxy hóa, tổn thương DNA và chết tế bào trong cơ thể.

Ngoài các triệu chứng trầm cảm, mức B12 thấp hoặc thiếu có thể dẫn đến các tình trạng tâm thần khác bao gồm rối loạn tâm thần và rối loạn tâm trạng.

5. Các vấn đề về đường tiêu hóa

Thiếu vitamin B12 cũng có thể gây ra tiêu chảy, buồn nôn, táo bón, chướng bụng, đầy hơi và các triệu chứng tiêu hóa khác.

Những vấn đề này có thể ảnh hưởng đến cả người lớn và trẻ em.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng có nhiều triệu chứng trong số này có thể do các yếu tố khác gây ra. Ví dụ việc không dung nạp thực phẩm, thuốc men và nhiễm trùng đều có thể dẫn tới tiêu chảy.

6. Khó tập trung và suy giảm tinh thần

Sự thiếu hụt vitamin B12 tác động tiêu cực tới hệ thần kinh trung ương nên những người có mức độ vitamin B12 có thể cảm thấy đầu óc mơ màng và khó tập trung.

Người lớn tuổi đặc biệt có nguy cơ mắc các tác dụng phụ này vì nguy cơ thiếu hụt B12 tăng dần lên theo tuổi tác.

7. Viêm miệng và lưỡi

Viêm lưỡi là một thuật ngữ y tế để chỉ lưỡi bị viêm, đỏ và đau. Nó có thể gây ra bởi sự thiếu hụt vitamin B12.

Ở những người thiếu hụt B12, viêm lưỡi có thể xuất hiện cùng với viêm miệng, đặc trưng bởi viết loét và viêm trong miệng.

Mặc dù viêm lưỡi và viêm miệng thường gặp ở những người bị thiếu máu liên quan đến thiếu B12, chúng cũng có thể xảy ra mà không thiếu máu và có thể là dấu hiệu của thiếu hụt vitamin B12 sớm.

Ngoài B12, viêm lưỡi cũng có thể là dấu hiệu của thiếu hụt các chất dinh dưỡng khác như folate, riboflavin (B2) và niacin (B3).

8. Dị cảm ở tay và chân

Dị cảm là một thuật ngữ y tế đề cập đến cảm giác bỏng rát hoặc kim châm ở một số vùng nhất định trên cơ thể như bàn tay và bàn chân.

Nhiều người lớn và trẻ em bị thiếu hụt B12 cho biết họ bị dị cảm.

Thật không may, triệu chứng thiếu B12 này trùng lặp với các triệu chứng liên quan đến bệnh thần kinh tiểu đường – tổn thương thần kinh do lượng đường trong máu cao có thể gây đau và tê ở tứ chi.

Những người bị bệnh tiểu đường dùng metformin có nguy cơ cao bị thiếu B12 vì thuốc này có thể làm giảm sự hấp thụ vitamin B12 trong cơ thể.

Vì vậy sự thiếu hụt B12 có thể bị chẩn đoán nhầm là bệnh thần kinh ngoại biên ở những người mắc bệnh tiểu đường.

Do vậy nhiều chuyên gia khuyến cáo những người sử dụng metformin thường xuyên nên được kiểm tra tình trạng thiếu vitamin B12.

9. Các dấu hiệu và triệu chứng khác

Ngoài các triệu chứng trên, thiếu B12 có thể dẫn đến những điều sau đây:

  • Chuột rút cơ và yếu cơ: Thiếu B12 tác động tiêu cực đến khả năng vận động và thần kinh cảm giác, có thể gây ra chuột rút và yếu cơ
  • Suy giảm khả năng phối hợp
  • Rối loạn cương dương: Đàn ông thiếu B12 có thể bị rối loạn cương dương do tăng mức homocysteine trong cơ thể.
  • Rối loạn thị lực: Thiếu B12 có thể gây tổn thương dây thần kinh thị giác và làm rối loạn thị lực.

Phát hiện và điều trị thiếu hụt vitamin B12

Vì các triệu chứng thiếu hụt vitamin B12 không đặc trưng nên nó có thể khó bị phát hiện hoặc chẩn đoán nhầm.

Điều này đặc biệt có liên quan tới các yếu tố sau:

  • Người ăn thuần chay
  • Người trên 60 tuổi
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú
  • Mắc một tình trạng sức khỏe làm cạn kiệt mức B12
  • Sử dụng thuốc làm giảm B12 như metformin hoặc thuốc ức chế bơm proton.

Ngoài việc tìm hiểu về các triệu chứng và khám sức khỏe, bác sĩ có thể loại trừ tình trạng thiếu B12 bằng cách yêu cầu xét nghiệm máu.

Các bài kiểm tra có thể bao gồm:

  • Mức B12
  • Mức folate
  • Công thức máu hoàn chỉnh với phết tế bào ngoại vi
  • Mức axit metylmalonic (MMA)
  • Mức homocysteine

Nếu bạn được chẩn đoán bị thiếu hụt vitamin B12, bác sĩ sẽ đề xuất các phương án điều trị phù hợp, có thể là tiêm B12, uống bổ sung hoặc giải quyết tình trạng sức khỏe gây ra tình trạng thiếu hụt.

Tiêm B12 thường được khuyến khích sử dụng cho người không thể hấp thụ B12 đúng cách từ thực phẩm hoặc chất bổ sung như những người đã trải qua phẫu thuật cắt bỏ dạ dày hoặc người mắc một số bệnh tự miễn dịch.

Thuốc bổ sung và tiêm B12 được coi là an toàn và dung nạp tốt, ngay cả với liều lượng lớn.

Hãy hỏi ý kiến các bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ một phương án điều trị nào, tuyệt đối không được tự ý làm tại nhà mà không có sự đồng ý của bác sĩ.