Hội chứng rối loạn lo âu: Triệu chứng, nguyên nhân

571

Lo lắng hay lo âu là phản ứng hết sức tự nhiên của cơ thể khi bạn phải đối mặt với căng thẳng. Đó là một cảm giác sợ hãi hoặc e ngại về những gì sắp xảy đến.

Ví dụ như ngày đầu bạn tới trường, khi đi phỏng vấn xin việc hoặc đứng trên sân khấu với nhiều người ở dưới, hầu hết chúng ta đều sẽ có cảm giác sợ hãi và lo lắng.

chung roi loan lo au

Tuy nhiên, nếu cảm giác lo lắng của bạn là tiêu cực, kéo dài hơn 6 tháng và ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của bạn thì rất có thể bạn đang mắc chứng rối loạn lo âu.

Rối loạn lo âu là gì?

Sẽ vô cùng bình thường khi cảm thấy lo lắng về việc chuyển tới một nơi ở mới, bắt đầu công việc mới hay khi đi thi vậy. Loại lo lắng này mang lại cảm giác khó chịu nhưng nó có thể thúc đẩy giúp bạn làm việc chăm chỉ hơn, làm tốt công việc hơn.

Lo lắng thông thường là một cảm giác tới và đi rất nhanh, không can thiệp quá sâu tới cuộc sống hàng ngày của bạn.

Trong trường hợp bạn gặp phải rối loan lo âu, cảm giác sợ hãi có thể bên bạn mọi lúc, dữ dội và đôi khi khiến cơ thể bạn suy nhược.

Kiểu lo lắng ngày có thể sẽ khiến bạn ngừng làm những việc bạn thích. Và trong trường hợp tiêu cực hơn, nó có thể khiến bạn cảm thấy sợ việc bước vào thang máy, sợ đi qua đường hoặc thậm chí là sợ rời khỏi ngôi nhà của bạn. Đương nhiên nếu không được điều trị sớm, rối loạn này sẽ trở nên tồi tệ hơn.

Rối loạn lo âu là dạng rối loạn cảm xúc phổ biến nhất và có thể xảy ra với bất kì ai, bất kì lứa tuổi nào. Và theo nghiên cứu từ Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ thì phụ nữ có nhiều khả năng mắc chứng rối loạn lo âu hơn là nam giới.

thuong xuyen lo lang

Các loại rối loạn lo âu

Lo lắng là một trong những phần quan trọng của các loại rối loạn lo âu. Các tình trạng rối loạn lo âu gồm:

  • Rối loạn hoảng sợ: Khi con người trải qua các cơn hoảng loạn tái phát vào thời điểm không muốn. Một người mắc chứng rối loan hoảng sợ có thể sống trong sợ hãi về các cơn hoảng loạn tiếp theo có thể xảy ra.
  • Ám ảnh: Sợ hãi quá mức về một người, một tình huống cụ thể hay một hoạt động nào đó.
  • Rối loạn lo âu xã hội: Nỗi sợ hãi cực độ khi bị người khác đánh giá trong các tình huống xã hội.
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế: Những suy nghĩ phi lý tái diễn khiến bạn thực hiện những hành vi cụ thể mang tính lặp đi lặp lại.
  • Rối loạn lo âu do ly thân: Sợ xa nhà hoặc người thân.
  • Rối loạn lo âu về bệnh tật: Luôn lo lắng về sức khỏe của bản thân.
  • Rối loạn căng thẳng sau chấn thương: Sự lo lắng, rối loạn sau một lần bị chấn thương.

Triệu chứng của rối loạn lo âu

Lo lắng cảm thấy khác nhua tùy thuộc vào mỗi người cảm thấy ra sao. Cảm giác có thể từ khó chịu trong bụng cho tới việc tim đập loạn nhịp, bạn có thể cảm thấy mất kiểm soát, giống như tâm trí và cơ thể bạn mất kết nối với nhau.

Một số điều khác người bị rối loạn lo âu hay gặp như ác mộng, các cơn hoảng loạn và những suy nghĩ tiêu cực, các ký ức đau buồn mà không thể kiểm soát được. Bạn có thể có cảm giác sợ hãi và lo lắng chung về người, địa điểm hoặc sự kiện cụ thể.

Các triệu chứng của rối loạn lo âu bao gồm:

  • Nhịp tim đập nhanh
  • Thở gấp
  • Bồn chồn
  • Khó tập trung
  • Khó ngủ

Các triệu chứng lo lắng của bạn có thể sẽ hoàn toàn khác so với một người khác cũng bị rối loạn lo âu.

Khi nào chứng rối loạn lo âu phát tác?

Khi chứng rối loạn lo âu phát tác nó sẽ khiến người mắc phải lâm vào trạng thái sợ hãi quá mức, lo lắng, đau khổ. Đối với nhiều người, nó sẽ đến từ từ và trở nên dần tồi tệ hơn.

Các cơn lo âu có thể khác nhau rất nhiều và các triệu chứng có thể khác nhau giữa mỗi người. Đó là bởi vì nhiều triệu chứng lo âu không xảy ra với mọi người và chúng có thể thay đổi theo thời gian.

Các biểu hiện phổ biến bao gồm:

  • Cảm thấy mờ nhạt hoặc chóng mặt
  • Khó thở, khô miệng, đổ mồ hôi
  • Ớn lạnh hay nóng bừng bừng
  • E ngại và lo lắng
  • Bồn chồn, phiền muộn, sợ hãi
  • Tê hoặc ngứa ran

Nguyên nhân gây chứng rối loạn lo âu

Hiện nay các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm hiểu về nguyên nhân chính xác gây ra rối loạn lo âu là gì. Nó có thể là sự kết hợp của nhiều nguyên nhân gây ra. Chúng bao gồm các yếu tố di truyền, môi trường xung quanh tác động và não bộ.

Ngoài ra, các khu vực của não chịu trách nhiệm kiểm soát nỗi sợ hãi bị ảnh hưởng vì nguyên nhân gì đó có thể dẫn tới các rối loạn lo âu.

Điều trị rối loạn lo âu

Khi bạn được chẩn đoán mắc rối loạn lo âu, bạn có thể lựa chọn nhiều phương án điều trị từ bác sĩ. Đối với một số người, điều trị y tế là không cần thiết, việc thay đổi lối sống có thể đã đủ để đối phó với các triệu chứng.

Tuy nhiên, trong những trường hợp vừa hoặc nặng, việc điều trị có thể giúp bạn vượt qua các triệu chứng và có một cuộc sống hàng ngày dễ chịu hơn.

Điều trị lo âu bao gồm 2 loại: Trị liệu tâm lý và sử dụng thuốc.

Bạn có thể gặp các bác sĩ tâm lý hoặc nhà tâm lý học để có thể có các phương án phù hợp điều trị rối loạn lo âu.

Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị chứng rối loạn lo âu bao gồm thuốc chống trầm cảm và thuốc an thần. Chúng hoạt động để cân bằng hóa học não, ngăn ngừa các cơn lo âu và tránh các triệu chứng nghiêm trọng nhất của rối loạn lo âu.

Phòng tránh rối loạn lo âu như thế nào?

Có một lối sống lành mạnh và hạn chế căng thẳng, lo lắng chính là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng tránh rối loạn lo âu. Hầy hết các biện pháp tự nhiên như chăm sóc cơ thể, thường xuyên hoạt động thể chất và loại bỏ những yếu tố không lành mạnh.

Một lối sống lành mạnh dành cho bạn để chống loại chứng rối loạn lo âu bao gồm:

  • Ngủ đủ giấc
  • Ngồi thiền
  • Chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao
  • Một chế độ ăn uống lành mạnh
  • Tích cực trong công việc
  • Hạn chế rượu bia
  • Tránh sử dụng các đồ chứa caffein
  • Nói lời tạm biệt với thuốc lá. Dù thuốc lá là chất kích thích giúp người hút có thể tập trung làm việc, giảm mệt mỏi. Tuy nhiên đó chỉ là nhất thời, các hệ quả sau này thuốc lá mang lại thì mình nghĩ ai cũng biết thôi, không cần phải đề cập thêm trong bài viết này làm gì cả.

dieu tri roi loan lo au

Rối loạn lo âu và trầm cảm

Nếu bạn mắc rối loạn lo âu thì nguy cơ là bạn cũng có thể rơi vào trạng thái trầm cảm. Dù cho lo âu và trầm cảm là 2 trạng thái xảy ra riêng biệt nhưng chúng vẫn có thể xảy ra cùng nhau.

Lo lắng có thể là một triệu chứng của trầm cảm lâm sàng hoặc trầm cảm. Tương tự như vậy, các triệu chứng trầm cảm có thể là do rối loạn lo âu.

Các triệu chứng của rối loạn lo âu và trầm cảm có thể được kiểm soát với các phương pháp điều trị tương tự nhau đó là trị liệu tâm lý, sử dụng thuốc và thay đổi lối sống lành mạnh.