Hội chứng mệt mỏi mãn tính: Triệu chứng & Nguyên nhân

481

Tổng quan

Hội chứng mệt mỏi mãn tính (CFS) là một chứng rối loạn đặc trưng bởi tình trạng mệt mỏi tột độ không biến mất khi nghỉ ngơi và không thể giải thích bằng tình trạng bệnh lý có từ trước.

CFS cũng có thể được gọi là bệnh không dung nạp gắng sức toàn thân (SEID). Nguyên nhân của CFS vẫn chưa được biết đầy đủ. Một số lý thuyết bao gồm nhiễm virus, căng thẳng tâm lý hoặc sự kết hợp của nhiều yếu tố.

Bởi vì không có nguyên nhân rõ ràng nào và vì nhiều tình trạng khác tạo ra các triệu chứng tương tự, CFS có thể khó chẩn đoán.

CFS có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, mặc dù nó phổ biến nhất trong số những người phụ nữ ở độ tuổi 40 – 50. Hiện nay không có cách chữa trị nhưng có thể giảm các triệu chứng.

Dưới đây là những điều bạn cần biết về hội chứng mệt mỏi mãn tính bao gồm các triệu chứng, các lựa chọn điều trị.

hoi chung met moi man tinh

Các triệu chứng của mệt mỏi mãn tính

Các triệu chứng của mệt mỏi mãn tính khác nhau tùy thuộc vào từng cá nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng này.

Triệu chứng phổ biến nhất là mệt mỏi đủ nghiêm trọng để cản trở các hoạt động thường ngày của bạn.

Để được chẩn đoán CFS, khả năng thực hiện các hoạt động thường ngày của bạn bị suy giảm đáng kể kèm theo tình trạng mệt mỏi kéo dài ít nhất 6 tháng. Nó không thể hết ngay cả khi đã nghỉ ngơi.

Bạn có thể sẽ cảm thấy cực kỳ mệt mỏi sau các hoạt động thể chất hoặc tinh thần, có thể kéo dài hơn 24 giờ sau khi hoạt động.

trieu chung cua met moi man tinh

Mệt mỏi mãn tính cũng có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ như không cảm thấy sảng khoái sau giấc ngủ, mất ngủ mãn tính, các rối loạn giấc ngủ khác.

Ngoài ra bạn cũng có thể gặp một số vấn đề như mất trí nhớ, mất tập trung hay choáng váng, chóng mặt, ngất xỉu khi đứng dậy.

Các triệu chứng thực tế của CFS có thể bao gồm:

  • Đau cơ
  • Thường xuyên đau đầu
  • Đau nhiều khớp không sưng đỏ
  • Thường xuyên đau họng
  • Hạch bạch huyết ở cổ và nách mềm và sưng

Mệt mỏi mãn tính ảnh hưởng đến một số người theo chu kỳ với các giai đoạn khác nhau. Các triệu chứng đôi khi có thể biến mất hoàn toàn và tái phát lại sau đó.

Chu kỳ này có thể gây mất kiểm soát các triệu chứng của bạn.

Nguyên nhân gây ra hội chứng mệt mỏi mãn tính

Hiện nguyên nhân gây ra hội chứng mệt mỏi mãn tính vẫn chưa được làm rõ. Các nhà nghiên cứu suy đoán rằng các yếu tố góp phần gây ra hội chứng CFS bao gồm:

  • Virus
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu
  • Căng thẳng
  • Mất cân bằng nội tiết tố
  • Di truyền

nguyen nhan cua met moi man tinh

Các yếu tố rủi ro đối với CFS

CFS thường thấy nhất ở những người ở độ tuổi 40 – 50.

Phụ nữ có nguy cơ mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính cao gấp từ 2 – 4 lần so với nam giới.

Các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ mắc CFS bao gồm:

  • Di truyền
  • Dị ứng
  • Căng thẳng
  • Yếu tố môi trường

Chẩn đoán

Theo Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Hoa Kỳ, tính đến năm 2015, hội chứng mệt mỏi mãn tính đã xảy ra ở 836.000 – 2,5 triệu người Mỹ. Tuy nhiên người ta ước tính rằng có tới 84 – 91% người vẫn chưa được chẩn đoán.

Không có xét nghệm y tế nào để sàng lọc mệt mỏi mãn tính. Các triệu chứng của nó tương tự các tinh trạng khác. Nhiều người bị CFS không có triệu chứng và bác sĩ có thể không nhận ra họ đang có vấn đề về sức khỏe.

Để chẩn đoán CFS, bác sĩ sẽ loại trừ các nguyên nhân tiềm ẩn khác và xem xét lịch sử y tế.

Loại bỏ các nguyên nhân tiềm ẩn khác khiến bạn mệt mỏi là một phần quan trọng của quá trình chẩn đoán. Một số tình trạng có các triệu chứng giống với các triệu chứng của CFS bao gồm:

Các tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc kháng histamine và rượu cũng có thể gây các triệu chứng như mệt mỏi mãn tính.

Điều trị

Hiện nay không có cách nào điều trị cụ thể cho CFS. Mỗi người có các triệu chứng khác nhau nên có thể yêu cầu các cách điều trị khác nhau để kiểm soát rối loạn và làm giảm các triệu chứng của họ

Giải quyết các triệu chứng khó chịu sau gắng sức

Các triệu chứng sau gắng sức thường xảy ra từ 12 – 48 giờ sau khi hoạt động và kéo dài nhiều ngày thậm chí là vài tuần.

Quản lý nhịp độ hoạt động có thể giúp cân bằng giữa nghỉ ngơi và hoạt động để tránh bùng phát tình trạng này. Bạn sẽ cần phải tìm ra giới hạn cá nhân của mình cho các hoạt động tinh thần và thể chất. Lập kế hoạch cho các hoạt động này và sau đó nghỉ ngơi để duy trì các giới hạn này.

Các biện pháp điều trị tại nhà và thay đổi lối sống

Việc thay đổi một số thứ trong lối sống có thể giúp giảm các triệu chứng căn bệnh này. Hạn chế hoặc loại bỏ lượng cafein có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và giảm bớt chứng mất ngủ. Bạn cũng nên hạn chế hoặc tránh xa nicotine và rượu.

Cố gắng tránh ngủ trưa nếu nó làm ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm của bạn.

Hãy tạo thói quen ngủ vào mỗi đêm và cố gắng thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày.

Sử dụng thuốc

Thông thường, không có một loại thuốc nào có thể điều trị tất cả các triệu chứng của mệt mỏi mãn tính. Các triệu chứng này có thể thay đổi theo thời gian vì vậy thuốc của bạn cũng có thể phải thay đổi.

Trong nhiều trường hợp, mệt mỏi mãn tính có thể khởi phát hoặc là một triệu chứng của bệnh trầm cảm. Bạn có thể cần tới các liệu pháp chống trầm cảm liều thấp hoặc trị liệu tâm lý.

Nếu thay đổi lối sống không mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon thì bác sĩ có thể sẽ can thiệp bằng các phương pháp hỗ trợ giấc ngủ.

Thuốc giảm đau có thể giúp bạn điều trị chứng đau nhức các khớp do mệt mỏi mãn tính gây ra.

Nếu cần điều trị bằng thuốc, nó sẽ phải được điều chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu của bạn. Điều này cần có tư vấn của bác sĩ.

Các biện pháp khác

Châm cứu, thái cực quyền, yoga hay xoa bóp có thể giúp giamr đau nhức do mệt mỏi mãn tính. Hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi bạn bắt đầu bất kỳ phương pháp điều trị nào.

Mệt mỏi mãn tính vẫn luôn là một tình trạng phức tạp do không xác định được nguyên nhân và cách điều trị. Tỷ lệ hồi phục chỉ là 5%.

Bạn có thể sẽ cần phải thay đổi lối sống để có thể thích nghi với tình trạng mệt mỏi mãn tính. Kết quả là bạn có thể bị trầm cảm, lo lắng hay cô lập với xã hội

Hội chứng mệt mỏi mãn tính có thể tiến triển khác nhau ở mỗi người vì vậy điều quan trọng là cần phải nói chuyện với bác sĩ của bạn để có một kế hoạch điều trị phù hợp.