Viêm túi mật: Triệu chứng, Nguyên nhân & Điều trị

396

Tổng quan

Bệnh viêm túi mật (Cholecystitis) là tình trạng túi mật bị viêm.

Túi mật là một cơ quan nhỏ, có hình quả lê nằm phía bên phải của bụng, nằm bên dưới gan. Túi mật chứa dịch tiêu hóa (gọi là mật) được tiết vào ruột non.

Trong hầu hết các trường hợp, sỏi mật làm tắc ống dẫn ra khỏi túi mật và gây viêm túi mật. Điều này dẫn đến sự tích tụ mật và gây viêm. Các nguyên nhân khác gây viêm túi mật có thể bao gồm các vấn đề về ống mật, khối u, bệnh nghiêm trọng và một số bệnh nhiễm trùng.

Nếu không được điều trị, viêm túi mật có thể để lại các biến chứng nghiêm trọng, đôi khi có thể đe dọa tới tính mạng như vỡ túi mật. Điều trị viêm túi mật thường phải phẫu thuật cắt bỏ túi mật.

Triệu chứng

Các triệu chứng của viêm túi mật có thể bao gồm:

  • Đau dữ dội ở vùng bụng trên bên phải hoặc chính giữa
  • Cơn đau lan đến vai phải hoặc lưng
  • Bụng mềm khi chạm vào
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Sốt

Các triệu chứng viêm túi mật thường xảy ra sau bữa ăn, đặc biệt là khi ăn nhiều và ăn đồ nhiều dầu mỡ.

Nguyên nhân gây viêm túi mật

Viêm túi mật có thể do một số nguyên nhân sau:

  • Sỏi mật: Thông thường, viêm túi mật là kết quả của các hạt cứng phát triển trong túi mật (sỏi mật). Sỏi mật có thể gây tắc ống nang mà mật chảy qua khi rời túi mật, khiến mật tích tụ lại trong túi mật và gây viêm.
  • Khối u: Một khối u có thể khiến mật không thoát được ra khỏi túi mật đúng cách và gây viêm túi mật.
  • Tắc nghẽn ống mật có thể do sỏi, mật bị đặc, các hạt nhỏ dẫn đến viêm túi mật. Sự co thắt hoặc sẹo đường mật cũng có thể gây tắc nghẽn.
  • Nhiễm trùng: AIDS và một số bệnh nhiễm vi rút nhất định có thể gây viêm túi mật.
  • Một số căn bệnh nặng có thể làm hỏng mạch máu và giảm lượng máu đến túi mật, dẫn tới viêm túi mật.

Các biến chứng của viêm túi mật

Nếu không được điều trị, viêm túi mật có thể gây một số biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:

  • Nhiễm trùng trong túi mật: Nếu mật tích tụ trong túi mật, gây viêm túi mật thì mật có thể bị nhiễm trùng.
  • Chết mô túi mật: Viêm túi mật không được điều trị có thể khiến mô trong túi mật chết (hoại thư). Đây là biến chứng phổ biến nhất, đặc biệt là ở những người lớn tuổi, những người chờ đợi để được điều trị và những người mắc bệnh tiểu đường. Điều này có thể dẫn đến rách túi mật hoặc có thể làm vỡ túi mật.
  • Rách túi mật: Một vết rách (thủng) trong túi mật có thể là do túi mật bị sưng, nhiễm trùng hoặc chết mô.

Chẩn đoán

Để chẩn đoán viêm túi mật, bác sĩ có thể sẽ khám sức khỏe và hỏi thêm một số thông tin về tiền sử bệnh. Các xét nghiệm và thủ tục được sử dụng để chẩn đoán viêm túi mật bao gồm:

  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm hình ảnh: Siêu âm bụng, siêu âm nội soi, chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp mật tụi cộng hưởng từ (MRCP) có thể sử dụng để tạo hình ảnh túi mật và đường mật. Những hình ảnh này có thể cho thấy dấu hiệu của viêm túi mật hoặc sỏi trong đường mật và túi mật.
  • Quét axit iminodiacetic (HIDA) gan mật theo dõi quá trình sản xuất và dòng chảy của mật từ gan đến ruột non.

Điều trị

Điều trị viêm túi mật thường bao gồm thời gian nằm viện để kiểm soát tình trạng viêm trong túi mật. Đôi khi có thể cần phải phẫu thuật.

Tại bệnh viện, bác sĩ có thể yêu cầu một số biện pháp hỗ trợ điều trị viêm túi mật bao gồm:

  • Giảm ăn uống để giảm căng thẳng cho túi mật bị viêm
  • Truyền nước qua tĩnh mạch giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước
  • Sử dụng thuốc kháng sinh để chống nhiễm trùng
  • Sử dụng thuốc giảm đau giúp kiểm soát cơn đau cho đến khi tình trạng viêm trong túi mật thuyên giảm.
  • Loại bỏ sỏi làm tắc nghẽn đường mật hoặc ống nang.
  • Dẫn lưu túi mật

Các triệu chứng viêm túi mật có thể giảm trong 2 – 3 ngày. Tuy vậy tình trạng viêm túi mật thường xuyên quay trở lại và hầu hết những người bị viêm túi mật cuối cùng sẽ cần phải phẫu thuật để cắt bỏ túi mật.

Phẫu thuật cắt bỏ túi mật

Thông thường, đây là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu. Thời gian phẫu thuật phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và nguy cơ gặp vấn đề tổng thể trong và sau khi phẫu thuật.

Khi túi mật bị cắt bỏ, mật sẽ chảy trực tiếp từ gan vào ruột non thay vì được lưu trữ trong túi mật. Và ngay cả khi không có túi mật, bệnh nhân vẫn có thể tiêu hóa thức ăn.

Phòng ngừa

Chúng ta có thể giảm nguy cơ mắc bệnh viêm túi mật thông qua cách thực hiện các biện pháp sau:

  • Giảm cân từ từ
  • Duy trì một cân nặng hợp lý: Việc thừa cân có thể khiến chúng ta dễ bị sỏi mật. Để đạt được cân nặng hợp lý, hãy giảm lượng calo và tăng cường hoạt động thể chất.
  • Lựa chọn một chế độ ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn giàu chất béo và ít chất xơ có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi mật. Để giảm nguy cơ mắc bệnh, hãy lựa chọn một chế độ ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt.