Tổng quan
Cong vẹo cột sống là căn bệnh khiến cột sống bị cong bất thường. Hình dạng bình dường của cột sống ở một người bình thường có một đường cong ở đầu vai và một đường cong ở lưng dưới.
Nếu cột sống bị cong từ bên này sang bên kia hoặc cong hình chữ S, chữ C thì khả năng cao người đó đang mắc bệnh cong vẹo cột sống.
Theo AANS – Hiệp hội bác sĩ phẫu thuật thần kinh Hoa Kỳ, có tới 80% các trường hợp cong vẹo cột sống không xác định được nguyên nhân.
Tình trạng cong vẹo cột sống thường được chẩn đoán trong 7 năm đầu tuổi đời của trẻ. Nguyên nhân phổ biến được xác định bao gồm:
- Dị tật bẩm sinh
- Hệ thần kinh bất thường
- Di truyền
Các loại cong vẹo cột sống thường gặp
Hầu hết các trường hợp vẹo cột sống không xác định được rõ nguyên nhân, chúng được gọi là vẹo cột sống vô căn. Chứng vẹo cột sống vô căn được chia theo từng nhóm tuổi như sau:
- Trẻ sơ sinh: Từ 0 – 3 tuổi
- Trẻ vị thành niên: Từ 4 – 10 tuổi
- Thanh thiếu niên: 11 – 18 tuổi
- Người lớn: Trên 18 tuổi
Trong các nhóm tuổi trên, vẹo cột sống vô căn phổ biến nhất là ở trẻ tuổi vị thành niên.
Một số nguyên nhân chính được xác định gây ra bệnh cong vẹo cột sống bao gồm:
- Bẩm sinh: Các dị tật cột sống có thể thấy rõ ngay khi sinh
- Thần kinh: Các bất thường trong hệ thần kinh ảnh hưởng tới các cơ ở cột sống.
Triệu chứng của bệnh cong vẹo cột sống
Tùy thuộc mức độ cong vẹo cột sống mà các triệu chứng của bệnh này sẽ khác nhau.
Các triệu chứng phổ biến liên quan tới chứng cong vẹo cột sống bao gồm:
- Xương bả vai của 1 bên cao hơn hay nhô ra nhiều hơn bên còn lại
- Hông không đều
- Cột sống quay
- Khó thở do ngực thiếu diện tích để phổi nở ra
- Đau lưng
Nguyên nhân gây vẹo cột sống
Như đã chia sẻ ở trên, hầu hết các ca cong vẹo cột sống không thể xác định rõ nguyên nhân. Các trường hợp có thể xác định nguyên nhân phổ biến bao gồm:
- Bệnh bại não: Một nhóm rối loạn hệ thần kinh ảnh hưởng tới vận động, học tập, nghe, nhìn và suy nghĩ
- Loạn dưỡng cơ: Một nhóm các rối loạn di truyền dẫn tới việc yếu cơ
- Các dị tật bẩm sinh ảnh hưởng tới xương cột sống của trẻ sơ sinh, ví dụ như tật nứt đốt sống.
- Các chấn thương cột sống hay nhiễm trùng.
Những người có tiền sử gia đình mắc cong vẹo cột sống cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này hơn người bình thường. Ngoài ra, phụ nữ cũng dễ mắc cong vẹo cột sống nặng hơn đàn ông.
Chấn đoán chứng vẹo cột sống
Việc khám sức khỏe cột sống là bước đầu tiên giúp các bác sĩ tiến hành kiểm tra xem bạn có bị vẹo cột sống hay không. Một số yêu cầu xét nghiệm hình ảnh để có thể xem xét kỹ hơn cột sống của bạn.
Khám sức khỏe
Bác sĩ sẽ quan sát lưng của bạn trong khi bạn đứng với cánh tay ở hai bên. Họ sẽ kiểm tra độ cong của cột sống và vai và vùng eo của bạn có cân xứng hay không.
Tiếp theo, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn cúi người về phía trước, tìm kiếm bất kỳ độ cong nào ở lưng trên và dưới của bạn.
Chụp xét nghiệm
Các xét nghiệm hình ảnh mà bác sĩ có thể yêu cầu để tìm chứng vẹo cột sống bao gồm:
- Chụp X-quang: Trong quá trình kiểm tra này, một lượng nhỏ bức xạ được sử dụng để tạo ra hình ảnh cột sống của bạn.
- Chụp MRI: Xét nghiệm này sử dụng sóng vô tuyến và sóng từ trường để có được hình ảnh chi tiết về xương và mô xung quanh chúng.
- Chụp CT: Trong quá trình kiểm tra này, tia X được chụp ở nhiều góc độ khác nhau để có được hình ảnh 3-D của cơ thể.
- Quét xương: Xét nghiệm này phát hiện một dung dịch phóng xạ được tiêm vào máu của bạn tập trung ở những khu vực tăng tuần hoàn, làm nổi bật những bất thường về cột sống.
Điều trị
Việc điều trị vẹo cột sống phụ thuộc vào nhiều yếu tố và mức độ cong của cột sống là yếu tố chính.
Các bác sĩ sẽ tiến hành xem xét tuổi của bệnh nhân, khả năng tiếp tục phát triển, số lượng, kiểu cong, loại cong.
Lựa chọn điều trị cong vẹo cột sống chính là nẹp hoặc phẫu thuật.
Nẹp
Một người mắc cong vẹo cột sống nếu đang ở độ tuổi phát triển và có độ cong từ 25 – 40 độ sẽ cần sử dụng phương pháp nẹp.
Phương pháp này không làm thẳng cột sống nhưng có thể ngăn không làm cột sống cong thêm nữa. Nó hiệu quả hơn với các trường hợp bệnh được phát hiện sớm.
Những người thực hiện theo phương pháp này cần đeo nẹp từ 16 – 23 giờ/ngày cho đến khi họ ngừng phát triển.
Có 2 loại nẹp cột sống chính bao gồm:
- Nẹp dưới cánh tay: Ôm sát cơ thể, khó để nhìn thấy, được sử dụng để điều trị các trường hợp cong cột sống thấp hơn và phù hợp với phần dưới cơ thể.
- Nẹp Milwaukee: Loại áp nẹp bắt đầu ở cổ, bao phủ toàn thân, ngoại trừ chân và tay. Thường được sử dụng cho những trường hợp đường cong mà nẹp dưới cánh tay không thể giải quyết.
Phẫu thuật
Phương pháp phẫu htuaajt dành cho những trường hợp bệnh có đường cong > 40 độ và bệnh ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày hoặc khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu.
Thủ thuật nối đốt sống (Spinal fusion) là phương pháp phẫu thuật vẹo cột sống tiêu chuẩn. Trong thủ thuật này, bác sĩ hợp nhất các đốt sống của bệnh nhân với nhau bằng cách sử dụng ghép xương, que và vít. Các ghép xương gồm xương hay một loại vật liệu tương tự nó.
Các thanh giữ cột sống của bệnh nhân ở vị trí thẳng và các vít giữ chúng ở vị trí. Cuối cùng, xương ghép và đốt sống hợp nhất thành 1 xương duy nhất. Các que có thể được điều chỉnh ở trẻ em khi chúng lớn lên.
Một số rủi ro trong phẫu thuật hợp nhất cột sống bao gồm:
- Chảy quá nhiều máu
- Không thể lành
- Nhiễm trùng
- Tổn thương thần kinh
Giảm các cơn đau từ cong vẹo cột sống
Một số liệu pháp nhất định có thể hỗ trợ trong việc kiểm soát và giảm đau do cong vẹo cột sống, mặc dù chúng không giúp giảm độ cong.
Các phương pháp này bao gồm:
#1 Tập thể dục
Việc tập thể dục về cơ bản không thể khắc phục được các triệu chứng đau do cong vẹo cột sống, tuy nhiên nó giúp cơ thể bạn linh hoạt, tăng cường sức khỏe tốt hơn.
#2 Sử dụng thuốc giảm đau
Một số loại thuốc giảm đau như Acetaminophen (Tylenol), Ibuprofen (Advil) có thể giúp người bệnh cong vẹo cột sống đỡ đau hơn. Tuy nhiên hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kì loại thuốc nào bạn nhé.
#3 Trị liệu thần kinh cột sống
Theo một nghiên cứu năm 2011 cho rằng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống có thể giúp giảm đau và tăng tính linh hoạt cho người bệnh sống chung với chứng cong vẹo cột sống.