Ung thư tuyến tụy xảy ra trong các mô của tuyến tụy – đây là cơ quan nội tiết quan trọng nằm ngay phía sau dạ dày. Tuyến tụy đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa với nhiệm vụ sản xuất ra các enzyme mà cơ thể cần để tiêu hóa chất béo, protein (đạm) và carbonhydrate.
Tuyến tụy cũng sản xuất ra 2 loại hormone quan trọng là glucagon và insulin. Những hormone này chịu trách nhiệm kiểm soát chuyển hóa glucose (đường). Insulin giúp các tế bào chuyển hóa glucose tạo năng lượng và glucagon giúp tăng mức glucose lên khi chúng quá thấp.
Do vị trí của tuyến tụy mà ung thư tuyến tụy thường khó phát hiện và cũng thường được chẩn đoán khi chúng đã ở giai đoạn sau của bệnh.
Triệu chứng của ung thư tuyến tụy
Ung thư tuyến tụy thường không có biểu hiện rõ ràng cho đến khi bệnh tình nặng hơn. Thậm chí ngay cả khi đã phát triển. Một số triệu chứng khó nhận thấy bao gồm:
- Ăn không ngon
- Tụt cân
- Đau bụng hay đau vùng lưng dưới
- Xuất hiện các cục máu đông
- Vàng da, vàng mắt
- Hay lo lắng, phiền muộn.
Ung thư tuyến tụy lan rộng và có thể làm các triệu chứng nặng dần lên. Nếu ung thư lan rộng, bạn có thể sẽ gặp các dấu hiệu hay triệu chứng bổ sung khác nữa.
Nguyên nhân gây ung thư tuyến tụy
Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra ung thư tuyến tụy là gì. Loại ung thư này chỉ xảy ra khi các tế bào bất thường bắt đầu phát triển bên trong tuyến tụy và hình thành khối u.
Thường thì các tế bào khỏe mạnh phát triển và chết đi với số lượng cân đối. Trong trường hợp người mắc ung thư, là sự gia tăng sản xuất tế bào bất thường và cuốia cùng những tế bào này chiếm lấy các tế bào khỏe mạnh.
Một số yếu tố phổ biến làm tăng nguy cơ phát triển ung thư tuyến tụy. Hai yếu tố nguy cơ đó bao gồm đột biến gen di truyền và đột biến gen mắc phải. Các gen kiểm soát cách thức hoạt động của các tế bào, do vậy mà những thay đổi với các gen đó có thể dẫn tới ung thư.
Các loại ung thư tuyến tụy và nguyên nhân
Có 2 loại ung thư tuyến tụy tồn tại, bao gồm:
Ung thư bắt nguồn từ các tế bào ngoại tiết
Khoảng 95% ca mắc ung thư tuyến tụy là loại ung thư này. Đây là loại ung thư tuyến tụy phát triển trong c ác tế bào ngoại tiết của tuyến tụy. Phần lớn các tế bào trong tuyến tụy là những tế bào ngoại tiết này, tạo ra các enzyme tuyến tụy hoặc tạo nên các ống tuyến tụy.
Khối u thần kinh tụy (NET)
Loại ung thư tuyến tụy này rất hiếm gặp và phát triển trong các tế bào nội tiết của tuyến tụy. Những tế bào này chịu trách nhiệm tạo ra hormone, bao gồm cả những tế bào giúp quản lý lượng đường trong máu.
Ung thư tuyến tụy và tỷ lệ sống
Tỷ lệ sống không cho chúng ta biết rằng người mắc ung thư có thể sống thêm bao lâu, thay vào đó nó chỉ đánh giá mức độ thành công trong điều trị ung thư.
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ – ACS, tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với ung thư tuyến tụy cục bộ là 34%. Ung thư tuyến tụy cục bộ là giai đoạn 0, 1 và 2.
Tỷ lệ sống sau 5 năm đối với ung thư tuyến tụy đã lan đến các cấu trúc hoặc hạch bạch huyết gần đó là 12%. Giai đoạn 2B và 3.
Ung thư tuyến tụy đã lan sang các vị trí khác như phổi, gan hoặc xương có tỷ lệ sống chỉ là 3%.
Các giai đoạn của ung thư tuyến tụy
Khi ung thư tuyến tụy được phát hiện, các bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm bổ sung xem ung thư đã lan rộng hay chưa. Các xét nghiệm hình ảnh như chụp Pet có thể giúp xác định sự hiện diện của sự phát triển ung thư. Đôi khi là xét nghiệm máu.
Với các xét nghiệm này, các bác sĩ có thể xác định giai đoạn của ung thư và xác định phương án điều trị.
Dựa trên kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể chẩn đoán các giai đoạn của ung thư bao gồm:
- Ung thư tuyến tụy giai đoạn 1: Khối u chỉ tồn tại trong tuyến tụy
- Ung thư tuyến tụy giai đoạn 2: Khối u đã lan đến các mô bụng hoặc hạch bạch huyết gần đó
- Ung thư tuyến tụy giai đoạn 3: Ung thư đã lan đến các mạch máu lớn và các hạch bạch huyết
- Ung thư tuyến tụy giai đoạn 4: Khối u đã lan sang các cơ quan khác, ví dụ như gan, phổi…
Ung thư tuyến tụy giai đoạn 4
Ung thư tuyến tụy giai đoạn 4 là giai đoạn đã lan rộng ra khỏi vị trí ban đầu đến các vị trí xa, có thể tới não hay xương…
Ung thư tuyến tụy thường khi được chẩn đoán đã đến giai đoạn này bởi vì nó hiếm khi gây ra các triệu chứng cho đến khi nó lan ra các bộ phận khác. Các triệu chứng có thể gặp ở giai đoạn này bao gồm:
- Đau bụng trên
- Đau lưng
- Mệt mỏi
- Vàng da
- Chán ăn
- Tụt cân
- Hay phiền muộn
Ung thư tuyến tụy giai đoạn 4 không thể chữa khỏi, các phương pháp điều trị có thể làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng ung thư gây ra. Những phương pháp điều trị cho giai đoạn này bao gồm:
- Hóa trị
- Điều trị giảm đau
- Phẫu thuật bắc cầu ống mật
- Đặt ống stent ống mật
- Phẫu thuật dạ dày
Tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với ung thư tuyến tụy giai đoạn 4 là 3%.
Ung thư tuyến tụy giai đoạn 3
Ung thư tuyến tụy giai đoạn 3 là một khối u ở tuyến tụy và có thể là các vị trí gần đó, ví dụ như các hạch bạch huyết hoặc mạch máu. Ung thư tuyến tụy ở giai đoạn này chưa lan đến các vị trí, cơ quan ở xa.
Ung thư tuyến tụy là loại ung thư diễn ra trong thầm lặng. Vậy nên dù cho ở giai đoạn 3, ung thư tuyến tụy cũng không quá rõ các biểu hiện, chúng bao gồm: Đau lưng, đau bụng trên, chán ăn, tụt cân, mệt mỏi và phiền muộn.
Ung thư tuyến tụy giai đoạn 3 chữa cũng rất khó. Phương pháp điều trị có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan của tế bào ung thư và giảm bớt các triệu chứng do khối u gây ra. Những phương pháp điều trị bao gồm:
- Phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến tụy
- Thuốc chống ung thư
- Xạ trị
Tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với ung thư tuyến tụy giai đoạn 3 là 3% tới 12%.
Phần lớn những người mắc ung thư tuyến tụy giai đoạn 3 này sẽ tái phát bởi các khu vực nhỏ phát triển ung thư không được phát hiện ra có thể đã lan ra ngoài tuyến tụy tại thời điểm phát hiện.
Ung thư tuyến tụy giai đoạn 2
Ung thư tuyến tụy giai đoạn 2 là ung thư tồn tại trong tuyến tụy và có thể đã lan tới một vài hạch bạch huyết gần đó. Nó không lan tới các mô hoặc mạch máu gần đó và các vị trí khác trong cơ thể.
Ung thư tuyến tụy rất khó phát hiện ở những giai đoạn đầu. Bởi lẽ nó không gây ra quá nhiều triệu chứng khiến chúng ta để tâm.
Dưới đây là một số dấu hiệu có thể có ở người mắc ung thư tuyến tụy giai đoạn 2:
- Vàng da
- Thay đổi trong màu nước tiểu
- Đau bụng trên
- Tụt cân
- Ăn không ngon, mệt mỏi
Các phương án điều trị cho người mắc ung thư tuyến tụy giai đoạn 2 bao gồm:
- Phẫu thuật
- Bức xạ, hóa trị
- Điều trị bằng thuốc
Các bác sĩ có thể sử dụng kết hợp các phương pháp trên để thu nhỏ khối u và ngăn ngừa di căn. Tỷ lệ sống sau 5 năm đối với người ung thư tuyến tụy giai đoạn 2 là khoảng 30%.
Chẩn đoán
Việc chẩn đoán càng sớm càng làm tăng cơ hội điều trị để hồi phục. Đó là lý do tại sao nên đến gặp bác sĩ nếu thấy các dấu hiệu không ổn.
Để chẩn đoán, bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng cũng như tiền sử bệnh án của bạn. có thể yêu cầu các xét nghiệm để kiểm tra ung thư tuyến tụy bao gồm:
- Chụp CT hoặc MRI quét để có được hình ảnh đầy đủ và chi tiết về tuyến tụy.
- Siêu âm nội soi
- Sinh thiết
- Xét nghiệm máu để phát hiện nếu có dấu hiệu khối u CA 19-9.
Điều trị
Điều trị ung thư tuyến tụy phụ thuộc vào giai đoạn của ung thư, bao gồm việc tiêu diệt các tế bào ung thư và ngăn ngừa sự lây lan của nó.
Giảm cân, tắc ruột, đau bụng và suy gan là những biến chứng phổ biến trong quá trình điều trị ung thư tuyến tụy.
Phẫu thuật
Quyết định sử dụng phẫu thuật để điều trị ung thư tuyến tụy phụ thuộc vào 2 yếu tố: Vị trí của ung thư và giai đoạn. Phẫu thuật có thể loại bỏ tất cả hoặc một phần của tuyến tụy.
Phương pháp này có thể loại bỏ khối u ban đầu nhưng không loại bỏ được các tế bào đã di căn sang các bộ phận khác của cơ thể. Phẫu thuật có thể không phù hợp với những người bị ung thư tuyến tụy giai đoạn 3, 4 vì lý do đó.
Xạ trị
Xạ trị là phương pháp được lựa chọn khi ung thư đã lan ra ngoài tuyến tụy. Xạ trị sử dụng tia X và các chùm năng lượng cao khác để tiêu diệt tế bào ung thư.
Hóa trị
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kết hợp các phương pháp điều trị khác với hóa trị liệu, sử dụng các loại thuốc tiêu diệt ung thư để giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư trong tương lai.
Phương pháp nhắm mục tiêu
Loại điều trị ung thư này sử dụng thuốc hoặc các biện pháp khác để nhắm mục tiêu cụ thể các tế bào ung thư và hoạt động để tiêu diệt chúng. Những loại thuốc này được thiết kế để không gây hại cho các tế bào khỏe mạnh hoặc bình thường.
Tuổi thọ của người mắc ung thư tuyến tụy
Ung thư tuyến tụy là một trong những dạng ung thư nguy hiểm nhất bởi nhiều bệnh nhân không được chẩn đoán cho đến khi nó đã lan rộng ra bên ngoài tuyến tụy. Tỷ lệ sống sau 5 năm đối với tất cả các giai đoạn của ung thư tuyến tụy là 9%.
Tỷ lệ đó đã được cải thiện trong những thập kỷ gần đây. Thông qua việc nghiên cứu các phương pháp điều trị mới, tỷ lệ sống trung bình 5 năm cho những người mắc bệnh đang tăng lên. Tuy vậy, đây vẫn là một trong những bệnh được coi là khó chữa bởi vì ung thư tuyến tụy thường không gây ra các triệu chứng cho đến khi ung thư giai đoạn cuối hoặc gần cuối. Khả năng ung thư đã lan rộng, di căn là rất cao. Điều đó làm cho nó khó được điều trị hoặc loại bỏ.
Kết hợp các biện pháp thay thế với phương pháp điều trị y tế truyền thống có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Yoga, thiền và các bài tập thể dục nhẹ có thể thúc đẩy cảm giác hạnh phúc và giúp cảm thấy tốt hơn trong quá trình điều trị.
Một số xem xét trong quá trình điều trị ung thư tuyến tụy bao gồm:
- Bổ sung enzyme tuyến tụy để cải thiện tiêu hóa
- Sử dụng thuốc giảm đau
- Chăm sóc và theo dõi thường xuyên ngay cả khi đã loại bỏ khối u thành công.
Ung thư tuyến tụy có thể chữa khỏi không?
Ung thư tuyến tụy có thể chữa được nếu sớm phát hiện ra. Có 2 loại phẫu thuật bao gồm thủ thuật Whip hoặc phẫu thuật cắt bỏ tụy, loại bỏ 1 phần hoặc toàn bộ tuyến tụy. Điều này sẽ loại bỏ khối u ung thư ban đầu.
Thật không mau rằng những bệnh nhân mắc ung thư tuyến tụy gần như được phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn quá muộn.
Phẫu thuật có thể không phù hợp ở giai đoạn đó, việc loại bỏ khối u hoặc tuyến tụy sẽ không chữa khỏi cho người bệnh lúc này và cần phải xem xét các phương án điều trị khác.
Các yếu tố tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư tuyến tụy
Trong khi nguyên nhân chưa được làm rõ nhưng các yếu tố dưới đây lại tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư tụy, chúng bao gồm:
- Hút thuốc lá
- Béo phì
- Lười vận động, không thường xuyên tập luyện
- Ăn quá nhiều chất béo
- Mắc bệnh tiểu đường
- Tiếp xúc với thuốc trừ sâu và các loại hóa chất thường xuyên
- Mắc viêm tụy mãn tính
- Bị các tổn thương gan
- Gia đình từng có người mắc ung thư tuyến tụy hoặc một số rối loạn di truyền có liên quan đến loại ung thư này.
DNA có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn. Việc thừa hưởng gen có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy.
Phòng chống ung thư tuyến tụy
Những yếu tố như giới tính, tuổi tác và DNA là những yếu tố không thể tác động được, tuy nhiên một số nguy cơ làm tăng khả năng phát triển các loại ung thư cần được loại bỏ nếu muốn phòng tránh bệnh tật hiệu quả.
Một số thay đổi lối sống và phương pháp tiếp cận sức khoẻ tổng thể có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh, bao gồm:
- Dừng hút thuốc: Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại ung thư cũng như bệnh khác nhau.
- Hạn chế sử dụng rượu: Rượu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tụy mãn tính và có thể là ung thư tuyến tụy.
- Duy trì cân nặng ở mức độ an toàn: Thừa cân và béo phì là yếu tố hàng đầu gây ung thư và rất rất nhiều bệnh khác.