Tổng quan
Thiếu máu cục bộ cơ tim xảy ra khi lưu lượng máu đến tim bị giảm, ngăn cơ tim không nhận đủ oxy. Lưu lượng máu giảm thường do động mạch vành bị tắc nghẽn một phần hoặc nhiều phần.
Thiếu máu cục bộ cơ tim hay thiếu máu cơ tim làm giảm khả năng bơm máu của cơ tim. Một trong những động mạch tim bị tắc nghẽn đột ngột có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc nhịp tim bất thường.
Điều trị thiếu máu cục bộ cơ tim liên quan tới việc cải thiện lưu lượng máu đến cơ tim bao gồm sử dụng thuốc, các thủ thuật mở rộng mạch bị tắc nghẽn (nong mạch) hoặc phẫu thuật.
Việc lựa chọn lối sống lành mạnh cho tim là phương pháp hỗ trợ tốt trong điều trị bệ thiếu máu cục bộ cơ tim.
Triệu chứng của thiếu máu cơ tim cục bộ
Một số người bị thiếu máu cơ tim không có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào. Khi chúng xảy ra, các dấu hiệu phổ biến nhất chính là đau tức ngực bên trái hoặc một số triệu chứng khác như:
- Đau cổ hoặc hàm
- Đau vai và cánh tay
- Nhịp tim nhanh bất thường
- Khó thở khi thực hiện các hoạt động thể chất
- Buồn nôn và ói mửa
- Đổ mồ hôi nhiều
- Mệt mỏi
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Hãy đi khám bác sĩ ngay nếu bạn cảm thấy đau ngực dữ dội hoặc nếu cơn đau ngực kéo dài quá lâu.
Nguyên nhân gây thiếu máu cục bộ cơ tim
Thiếu máu cục bộ cơ tim xảy ra khi lưu lượng máu qua một hoặc nhiều động mạch vành giảm xuống. Lưu lượng máu thấp khiến suy giảm lượng oxy mà cơ tim nhận được.
Thiếu máu cục bộ cơ tim có thể phát triển chậm do các động mạch bị tắc nghẽn theo thời gian hoặc xảy ra nhanh chóng khi động mạch bị tắc nghẽn đột ngột.
Các nguyên nhân có thể gây thiếu máu cục bộ cơ tim bao gồm:
- Bệnh động mạch vành: Các mảng bám chủ yếu là cholesterol tích tụ trên thành động mạch và gây cản trở lưu lượng máu. Xơ vữa động mạch là nguyên nhân phổ biến nhất gây thiếu máu cơ tim.
- Các cục máu đông: Các mảng xơ vữa phát triển trong động mạch có thể bị vỡ gây ra các cục máu đông gây tắc nghẽn động mạch và dẫn đến thiếu máu cơ tim đột ngột dẫn tới nhồi máu cơ tim. Hiếm khi cục máu đông có thể di chuyển đến động mạch vành từ nơi khác trong cơ thể.
- Co thắt động mạch vành: Sự thắt chặt tạm thời của các cơ trong thành động mạch có thể làm giảm hoặc thậm chí là ngăn cản lưu lượng máu đén một phần của cơ tim trong một khoảng thời gian ngắn. Co thắt động mạch vành là nguyên nhân không phổ biến gây bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim.
Các cơn đau ngực liên quan đến thiếu máu cục bộ cơ tim có thể do các nguyên nhân như quá sức, căng thẳng, nhiệt độ lạnh, sử dụng chất kích thích, ăn quá no, quan hệ tình dục…
Một số yếu tố rủi ro có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim bao gồm:
- Sử dụng thuốc lá: Khói thuốc làm hỏng các thành bên trong động mạch. Tổn thương có thể khiến tích tụ cholesterol và các chất khác và làm tắc nghẽn động mạch. Hút thuốc lá làm co thắt động mạch vành và cũng có thể làm tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông.
- Mắc bệnh tiểu đường
- Huyết áp cao có thể đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch, dẫn đến tổn thương động mạch vành
- Mức cholesterol trong máu quá cao
- Mức chất béo trung tính trong máu cao
- Béo phì
- Thiếu các hoạt động thể chất: Việc lười vận động gây ra béo phì và có liên quan đến mức cholesterol và chất béo trung tính cao. Những người tập thể dục thường xuyên có sức khỏe tim mạch tốt hơn bình thường. Ngoài ra tập thể dục cũng giúp làm giảm huyết áp.
Các biến chứng của thiếu máu cục bộ cơ tim
Thiếu máu cục bộ cơ tim có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng bao gồm:
- Đau tim: Động mạch vành bị tắc nghẽn hoàn toàn có thể gây ra tình trạng thiếu máu và oxy có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, phá hủy một phần cơ tim và có thể tử vong.
- Loạn nhịp tim: Nhịp tim bất thường có thể làm suy yếu tim và đe dọa tính mạng
- Suy tim: Theo thời gian, các đợt thiếu máu cục bộ lặp đi lặp lại dẫn tới suy tim.
Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ bắt đầu bằng cách đặt các câu hỏi về tiền sử dụng và khám sức khỏe. Một số phương pháp chẩn đoán bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim bao gồm:
- Điện tâm đồ
- Kiểm tra căng thẳng
- Siêu âm tim
- Siêu âm tim khi căng thẳng: Thực hiện sau khi tập một bài thể dục tại phòng khám
- Chụp động mạch vành
- Chụp CT tim
Phòng ngừa thiếu máu cục bộ cơ tim
Một thói quen lối sống tốt có thể giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu có tim có thể giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim và nhiều bệnh khác.
Lối sống lành mạnh giúp giữ cho các động mạch mạnh mẽ, đàn hồi và trơn tru và cho phép lưu lượng máu được thông suốt.