Bệnh Suy tim sung huyết và những điều cần biết

1025

Tổng quan

Suy tim sung huyết (CHF) là tình trạng bệnh phát triển bệnh mãn tính khiến ảnh hưởng tới sức bơm của cơ tim, thường được gọi đơn giản là suy tim. Tuy nhiên CHF là đề cập đến giai đoạn suy tim mà chất lỏng tích tụ xung quanh tim và khiến nó không thể bơm máu hiệu quả như bình thường.

suy tim sung huyet

Tim bạn thường được chia làm 4 ngăn với nửa trên có 2 tâm nhĩ, nửa dưới có 2 tâm thất:

  • Tâm thất bơm máu đến các cơ quan và mô của cơ thể;
  • Tâm nhĩ nhận máu từ cơ thể khi nó lưu thông trở lại từ các phần còn lại trên cơ thể.

Suy tim sung huyết xảy ra khi tâm thất của bạn không thể bơm đủ lượng máu đến cơ thể, khiến máu và các chất dịch có thể chảy ngược vào phổi, ổ bụng, gan và các bộ phận phía dưới cơ thể.

Suy tim sung huyết (CHF) có thể đe dọa tới tính mạng. Nếu phát hiện các triệu chứng của CHF thì bạn hãy mau chóng đi khám để có thể phát hiện sớm và điều trị ngay nhé.

Các loại suy tim sung huyết thường gặp

Thường thì suy tim sung huyết bên trái là loại thường gặp. Nó xảy ra khi tâm thất trái của bạn không bơm máu tới các bộ phận cơ thể đúng cách. Dần thì máu và các chất lỏng có thể tích tụ lại trong phổi và cản trở việc thở của người bệnh.

benh suy tim sung huyet

Có 2 loại suy tim sung huyết bên trái:

  • Suy tim tâm thu: Tâm thất trái không co bóp bình thường khiến giảm mức độ lực có sẵn để đẩy máu vào lưu thông. Nếu thiếu lực này, tim không thể bơm máu đúng cách như bình thường.
  • Suy tim tâm trương (rối loạn chức năng tâm trương): Là khi cơ ở tâm thất trái bị cứng, không đủ khả năng tiếp nhận máu khiến trái tim không thể lấp đầy máu giữa các nhịp đập.

Suy tim sung huyết bên phải xảy ra khi tâm thất gặp phải các khó khăn trong việc bơm máu lên phổi. Máu chảy ngược trong các mạch máu gây ra tình trạng ư nước ở chân, bụng và các cơ quan quan trọng khác.

Người bệnh có thể mắc cả suy tim sung huyết bên trái và bên phải cùng lúc. Thường thì bệnh sẽ bắt đầu ở bên trái, không được điều trị sẽ dẫn tới việc bệnh di chuyển sang bên phải.

Triệu chứng của suy tim sung huyết

Trong giai đoạn đầu của bệnh, có thể người bệnh sẽ không nhận thấy thay đổi nào về tình trạng sức khỏe của mình. Các triệu chứng sẽ dần xuất hiện khi bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.

Các triệu chứng đầu của bệnh

Khi bệnh còn nhẹ, người bệnh sẽ có thể nhận thấy thông qua các triệu chứng dưới đây:

  • Cơ thể mệt mỏi
  • Sưng ở mắt cá chân và bàn chân
  • Tăng cân
  • Đi tiểu nhiều vào ban đêm

Triệu chứng khi bệnh trở nặng

Khi bệnh bắt đầu chuyển biến nặng hơn, sẽ có thể xuất hiện các biểu hiện dưới đây:

  • Rối loạn nhịp tim
  • Ho nhiều hơn khi phổi bắt đầu bị tắc
  • Khò khè
  • Khó thở (có thể do phù phổi)

Triệu chứng khi bệnh đã nghiêm trọng

Các triệu chứng dưới đây là khi bệnh tình đã thực sự nghiêm trọng:

  • Đau tức ngực tới khắp cơ thể
  • Thở nhanh, thở gấp
  • Da xanh xao do thiếu oxy trong phổi
  • Ngất xỉu

Những cơn đau tức ngực thường là dấu hiệu của cơn đau tim. Hãy đến bác sĩ khám để đảm bảo sức khỏe cho bạn nhé.

Triệu chứng của suy tim sung huyết ở trẻ nhỏ

Ở trẻ nhỏ cũng có nguy cơ mắc suy tim sung huyết, hãy để ý để bảo vệ các bé nhé.

Rấ khó để nhận ra bệnh suy tim ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các triệu chứng có thể xuất hiện như:

  • Kém ăn
  • Đổ nhiều mồ hôi
  • Khó thở

Thường thì có thể hiểu nhầm các triệu chứng trên là đau bụng hay nhiễm trùng đường hô hấp. Chậm lớn và huyết áp thấp cũng có thể là dấu hiệu của suy tim ở trẻ nhỏ.

Nguyên nhân gây suy tim sung huyết

Bệnh suy tim sung huyết thường xuất phát từ các bệnh lý tim mạch khác hoặc các bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp tới tim. Chính vì vậy mà hàng năm bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ để giảm thiểu nguy cơ mắc phải.

Các bệnh lý có thể khiến bạn mắc suy tim sung huyết bao gồm:

Bệnh cao huyết áp

Khi huyết áp của bạn cao hơn mức bình thường, nó có thể dẫn tới suy tim sung huyết. Bệnh huyết áp cao xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó sự thu hẹp các động mạch vành, khiến máu khó lưu thông hơn.

Bệnh động mạch vành

Cholesterol và các chất béo có thể làm tắc các động mạch vành nhỏ cung cấp máu cho tim. Khi đó, lượng máu bơm lên tim không đủ và có thể gây tổn thương trong các động mạch và gây bệnh động mạch vành.

Bệnh van tim

Van tim giúp điều chỉnh lưu lượng máu qua tim thông qua việc đóng/mở van để máu vào và ra khỏi buồng tim. Các van không được mở và đóng đúng cách có thể khiến tâm thất phải làm việc nhiều hơn để bơm máu. Đây có thể là hậu quả của viêm nội tâm mạc hay các khiếm khuyết trên tim.

Các nguyên nhân khác

Có những bệnh lý tưởng như không liên quan nhưng lại làm tăng nguy cơ mắc suy tim sung huyết, bao gồm bệnh tiểu đường, bệnh tuyến giáp hay béo phì.

Nhiễm trùng hay các phản ứng do dị ứng cũng là những nguy cơ gây suy tim sung huyết.

Các giai đoạn của suy tim sung huyết

Giai đoạn 1

Ở giai đoạn này thường không xuất hiện các triệu chứng nào.

Bệnh suy tim sung huyết ở giai đoạn này có thể điều trị khỏi bằng cách thay đổi lối sống lành mạnh, sử dụng thuốc tim và theo dõi thường xuyên.

Giai đoạn 2

Bình thường có thể không thấy các triệu chứng khi nghỉ ngơi bình thường. Tuy nhiên có thể thấy mệt mỏi, ngực kêu như đánh trống và thấy khó thở trong các hoạt động thể chất bình thường.

Tương tự giai đoạn 1, có thể điều trị bằng cách thay đổi lối sống lành mạch, sử dụng thuốc tim và theo dõi.

Giai đoạn 3

Các hoạt động thể dục thể thao nhẹ cũng khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, khó thở và tim đập mạch.

Để điều trị bệnh suy tim sung huyết ở giai đoạn này rất khó khăn và phức tạp.

Giai đoạn 4

Những triệu chứng có thể xuất hiện thường xuyên, ngay cả khi bạn không làm gì.

Không có cách để chữa trị bệnh suy tim sung huyết ở giai đoạn này, tuy nhiên hãy sống lành mạnh và chăm sóc bản thân để giảm nhẹ bệnh.

Điều trị

Các bác sĩ sẽ xem xét bệnh tình của bệnh nhân trước. Sau đó tùy thuộc vào tình trạng của bệnh mà có các phương pháp điều trị phù hợp.

Sử dụng thuốc suy tim sung huyết

Một số loại thuốc có thể sử dụng để điều trị suy tim sung huyết bao gồm:

Chất gây ức chế

Thuốc ức chế men chuyển Angiotensin (sử dụng để điều trị tăng huyết áp) giúp thông mạch máu, cải thiện lưu lượng máu. tuy nhiên, nếu bạn không thể sử dụng thuốc ức chế men chuyển thì thuốc giãn mạch là một sự thay thế phù hợp.

Dưới đây là một số loại thuốc ức chế men chuyển:

  • Benazepril (Lotensin)
  • Captopril (Capoten)
  • Enalapril (Vasotec)
  • Fosinopril (Monopril)
  • Lisinopril (Zestril)
  • Quinapril (Accupril)
  • Ramipril (Altace)
  • Moexipril (Univasc)
  • Perindopril (Aceon)
  • Trandolapril (Masta)

Một số loại thuốc có thể gây các phản ứng nguy hiểm nếu sử dụng chung với các thuốc ức chế men chuyển phía trên. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn cần sử dụng thêm các loại thuốc dưới đây:

  • Thuốc lợi tiểu Thiazide (làm giảm huyết áp)
  • Thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali, ví dụ như triamterene (dyrenium), eplerenone (inspra), spironolactone (aldactone) có thể khiến tích tụ kali trong máu, nó sẽ dẫn tới các nhịp tim không bình thường.
  • Thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen, aspirin, naproxen có thể giữ nước và natri. Điều này vô tình làm giảm tác dụng của thuốc ức chế men chuyển tới huyết áp của bạn.

Lưu ý: Hãy hỏi ý kiến của các bác sĩ hay các chuyên gia y tế trước khi bạn muốn sử dụng một loại thuốc nào đó. Đương nhiên đó là vì an toàn và sức khỏe của bản thân bạn thôi

Thuốc chặn beta (Beta blocker)

Các loại thuốc chẹn beta có thể giúp giảm huyết áp và ổn định nhịp tim đang đập nhanh lại.

Các lại thuốc chặn beta có thể kể tới như:

  • Acebutolol (Sectral)
  • Atenolol (Tenormin)
  • Carteolol (Cartrol)
  • Metoprolol (Lopressor)
  • Nadolol (Corgard)
  • Propranolol
  • Nebivolol (Bystolic)
  • Bisoprolol (Zebeta)
  • Esmolol (Brevibloc)

Thuốc chặn beta sử dụng chung với một số loại thuốc khác có thể gây ra các phản ứng bất lợi với cơ thể, chính vì thế không sử dụng thuốc chẹn beta với các loại thuốc dưới đây:

  • Thuốc chống rối loạn nhịp tim như amiodarone (thuốc giảm huyết áp và làm chậm nhịp tim)
  • Thuốc hạ huyết áp
  • Thuốc giãn phế quản (albuterol)
  • Thuốc chống loạn thần (Thioridazine)

Và một số loại thuốc khác các bạn tự tìm hiểu thêm hoặc hỏi các bác sĩ nhé!

Thuốc lợi tiểu

Thuốc lợi tiểu giúp giảm hàm lượng chất lỏng trong cơ thể.

Các loại thuốc lợi tiểu có thể được sử dụng để điều trị suy tim sung huyết như:

  • Thuốc lợi tiểu thiazide: Giúp mở rộng mạch máu và loại bỏ các chất lỏng bổ sung.
  • Thuốc lợi tiểu quai: Giúp thận sản xuất nhiều nước tiểu và loại bỏ các chất lỏng dư thừa khỏi cơ thể;
  • Thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali: Giúp loại bỏ các chất lỏng và natri trong khi giữ lại kali cho cơ thể.

Tương tự, không sử dụng chung thuốc lợi tiểu với các loại thuốc sau bởi các phản ứng bất lợi:

  • Thuốc ức chế men chuyển
  • Tricyclics
  • Anxiolytics
  • Hypnotics
  • Thuốc chẹn beta
  • Thuốc chẹn kênh canxi
  • Nitrat
  • Thuốc chống viêm không steroids

Hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ về các loại thuốc không nên sử dụng chung nhé.

Phẫu thuật

Nếu thuốc không thể điều trị hiệu quả bệnh suy tim sung huyết thì có thể bạn sẽ được đề nghị phẫu thuật chữa trị.

Phẫu thuật tạo hình mạch sẽ gúp mở các động mạch bị tắc nghẽn. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng có thể xem xét đề nghị phẫu thuật chữa van tim để giúp van tim của bệnh nhân có thể đóng mở đúng cách, ngăn ngừa nguyên nhân gây ra bệnh suy tim sung huyết.

Bệnh suy tim sung huyết có di truyền không?

Các bệnh về cơ tim, tổn thương tim là các nguyên nhân gây ra bệnh suy tim và chúng có thể do di truyền. Tuy vậy nhưng hầu hết các trường hợp mắc suy tim sung huyết không phải do di truyền.

Một số các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn gây ra bệnh suy tim sung huyết như tăng huyết áp, bệng tiểu đường và bệnh động mạch vành. Để giảm nguy cơ mắc suy tim sung huyết, hãy thay đổi lối sống lành mạnh, tập các thói quen tốt, chế độ ăn uống hợp lý và thường xuyên tập thể dục để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh nhé.

Phòng ngừa bệnh suy tim sung huyết

Như đã đề cập ở trên, có thể do di truyền mà mắc phải căn bệnh này, tuy nhiên các ảnh hưởng từ lối sống không lành mạnh cũng có thể làm tăng nguy cơ suy tim.

Để phòng ngừa suy tim thì hãy hướng tới những thói quen tốt đẹp hơn, cụ thể như:

Từ bỏ thuốc lá

Thật khó đối với những người nghiện thuốc lá, tuy nhiên hãy bỏ nó để bảo vệ chính bản thân bạn và gia đình. Cai thuốc lá thật khó khăn, nhưng so với những nỗi đau mất mát của người thân hay những tổn thương mà nó gây ra với bạn và người thân của bạn thì không thấm vào đâu cả.

Hút thuốc lá thụ động (hít khói thuốc từ những người hút thuốc) là mối nguy cơ cực độc hại ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của chúng ta. Nếu bạn nghiện thuốc và không thể bỏ, xin hãy lựa chọn không gian riêng để hút, đừng để ảnh hưởng tới người khác bạn nhé!

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và cân bằng dinh dưỡng

Một chế độ ăn uống nhiều rau, trái cây và ngũ cốc sẽ có lợi cho tim. Các sản phẩm sữa nên sử dụng loại ít chất béo hoặc không béo.

Bên cạnh đó, thực phẩm giàu protein là một ưu tiên.

Hãy tránh xa thực phẩm mặn (nhiều muối natri), đường bổ sung, chất béo rắn và các loại ngũ cốc đã qua tinh chế.

Tập thể dục thường xuyên

Chỉ vài tiếng tập thể dục hàng tuần sẽ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch của bạn.

Một số hoạt động thể dục khuyến khích như đi bộ, đạp xe, bơi lội dành cho bạn.

Nếu không thể hoạt động thể chất trong thời gian dài vì quá bận, hãy cố gắng dành 15 đến 30 phút mỗi ngày nhé. Và nếu cảm thấy tập một mình không có động lực thì bạn có thể đăng ký ở một số phòng tập sao cho thuận tiện.

Duy trì cân nặng phù hợp

Cân nặng quá tải dễ ảnh hưởng tới trái tim của bạn lắm. Hãy xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý và thường xuyên thể dục thể thao đẩy lùi bệnh tật.

Lưu ý khi điều trị

Bạn có thể sử dụng rượu, nhưng nhớ là điều độ. Chỉ sử dụng các loại thuốc khi có hướng dẫn của bác sĩ hay các chuyên gia y tế.

Nếu bạn đang điều trị huyết áp cao, bệnh tim hay tiểu đường, hãy uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Thường xuyên theo dõi tình trạng bệnh và các triệu chứng để có phương án xử lý kịp thời hiệu quả.