Tổng quan
Túi mật là một cơ quan nhỏ nằm bên dưới gan ở ổ bụng bên phải. Túi mật là nơi lưu trữ mật – chất lỏng có màu xanh vàng giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
Sỏi mật là chất cặn cứng của dịch tiêu hóa có thể hình thành trong túi mật, có kích thước từ nhỏ bằng hạt cát đến lớn bằng cả quả bóng golf với số lượng có thể ít có thể nhiều.
Những người gặp phải các triệu chứng do sỏi mật thường yêu cầu phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Sỏi mật không gây radấu hiệu và triệu chứng nào thường không cần điều trị.
Triệu chứng của bệnh sỏi mật
Sỏi mật có thể dẫn tới các cơn đau ở bụng phải. Đôi khi có thể đau khi sử dụng các thực phẩm giàu chất béo, ví dụ điển hình là đồ ăn chiên, rán. Các cơn đau thường kéo dài không quá vài giờ.
Các triệu chứng thường thấy của người mắc sỏi mật như:
- Buồn nôn, nôn mửa
- Nước tiểu đậm màu
- Phân màu đất sét
- Đau bụng, ợ, tiêu chảy, khó tiêu
Xuất hiện các triệu chứng trên người ta còn gọi là cơn đau quặn mật.
Sỏi mật không gây triệu chứng
Sỏi mật có thể không có triệu chứng, không gây đau. Thay vào đó, các cơn đau xảy ra khi sỏi mật ngăn cản sự di chuyển của mật từ túi mật đi.
Theo American College of Gastroenterology, có khoảng 80% người mắc sỏi mật trong âm thầm, họ không cảm thấy các cơn đau hay triệu chứng gì. Các trường hợp này thường được phát hiện và chẩn đoán sỏi mật do tia X trong khi phẫu thuật vùng bụng.
Nguyên nhân gây sỏi mật
Theo tổ chức Harvard Health Publications, có khoảng 80% sỏi mật hình thành do hàm lượng cholesterol trong túi mật. Khoảng 20% còn lại là do muối canxi và bilirubin.
Dù cho nguyên nhân thực sự gây bệnh sỏi mật là gì vẫn chưa được làm rõ, người ta tin rằng có 3 nguyên nhân chính sau:
Hàm lượng cholesterol trong mật cao
Những viên sỏi màu vàng hình thành trong túi mật là do lượng cholesterol cao. Những viên sỏi này có thể phát triển nếu gan của bệnh nhân tạo ra nhiều cholesterol và mật không thể kịp hòa tan.
Lượng Bilirubin trong mật quá cao
Bilirubin là một hóa chất được sản xuất khi gan phá hủy các tế bào hồng cầu cũ. Tổn thương gan hay một số rối loạn về máu, gan sản xuất nhiều bilirubin hơn mức cần thiết và hình thành sỏi mật khi túi mật không thể phân hủy được lượng bilirubin dư thừa.
Những viên sỏi do bilirubin hình thành thường có màu đen hoặc nâu sẫm.
Mật quá đặc
Nếu lượng mật trong túi mật quá đậm đặc, nó cũng có thể khiến hình thành sỏi mật.
Thông thường túi mật sản xuất mật và sử dụng chúng để phân hủy nhiều chất. Ở một số trường hợp, lượng mật tồn dư lại trong túi mật quá lớn sẽ tạo thành sỏi mật.
Những yếu tố tiềm ẩn nguy cơ gây sỏi mật
Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc sỏi mật, liên quan nhiều tới chế độ ăn uống và một số các yếu tố khó kiểm soát được.
Các yếu tố rủi ro không thể kiểm soát như tuổi tác, giới tính, di truyền… là những thứ chúng ta không thể kiểm soát được.
- Lối sống không lành mạnh tiềm ẩn nguy cơ gây ra nhiều loại bệnh khác nhau. Các tình trạng này bao gồm thừa cân, ăn một chế độ nhiều chất béo, cholesterol, ít chất xơ, áp dụng chế độ giảm cân sai, mắc đái tháo đường.
- Mắc các tình trạng bệnh như xơ gan, phụ nữ mang thai, đang sử dụng một số loại thuốc giảm cholesterol, thuốc chứa làm lượng cao estrogen.
- Một số yếu tố không thể kiểm soát như giới tính (thường xảy ra ở nữ giới), gia đình có người từng mắc sỏi mật, trên 60 tuổi.
Các biến chứng của sỏi mật
Viêm túi mật cấp tính
Khi sỏi chặn đường ống dẫn mật, nó có thể gây viêm và nhiễm trùng trong túi mật, gây bệnh viêm túi mật cấp tính. Tình trạng này cần được can thiệp y tế.
Nguy cơ biến chứng từ sỏi mật thành viêm túi mật cấp tính khoảng 1 – 3%.
Các triệu chứng của bệnh viêm túi mật cấp tính bao gồm:
- Đau dữ dội ở vùng bệnh trên hoặc giữa lưng bên phải
- Sốt, ớn lạnh
- Ăn không ngon miệng
- Buồn nôn, ói mửa
Nếu sỏi mật không được điều trị có thể gây một số biến chứng khác như:
- Vàng da, vàng mắt
- Nhiễm trùng túi mật gây viêm túi mật
- Nhiễm trùng đường mật gây viêm đường mật
- Nhiễm trùng huyết
- Viêm tụy
- Ung thư túi mật
Điều trị sỏi mật ra sao?
Thường thì sỏi mật có thể tự điều trị tại nhà thông qua việc thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng.
Điều trị tại nhà
Nếu sỏi mật không gây ra các triệu chứng thì chúng ta hoàn toàn có thể loại bỏ nó ngay tại nhà bằng cách thay đổi tốt hơn trong lối sống và chế độ dinh dưỡng.
Phẫu thuật
Với các trường hợp nặng, có thể sẽ phải phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Đây là một phẫu thuật phổ biến cần được gây mê toàn thân.
Nếu không có biến chứng, bệnh nhân có thể về nhà ngay trong ngày hoặc ngày hôm sau.
Sau phẫu thuật có thể gặp phân lỏng hoặc chảy nước sau khi cắt bỏ túi mật. Loại bỏ túi mật liên quan tới việc lấy lại mật từ gan đến ruột non. Mật không còn đi qua túi mật và nó sẽ không thể tập trung lại vào tạo thành sỏi mật. Kết quả dẫn tới nhuận tràng và gây ra tiêu chảy. Để xử lý trạng thái này, hãy lựa chọn một chế độ ăn ít chất béo để tiết ra ít mật hơn.
Lời khuyên để duy trì túi mật được khoẻ mạnh
- Duy trì cân nặng hợp lý
- Tránh việc giảm cân quá nhanh
- Thường xuyên tập thể dục, nâng cao sức khoẻ và sức đề kháng.
Một số chất bổ sung dinh dưỡng nên dùng đó là vitamin C, sắt vadf lecithin. Theo Alternative Medicine Review, vitamin C và lecithin có thể giúp giảm nguy cơ mắc sỏi mật. Liều lượng ra sao bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia.
Người mắc sỏi mật ăn gì và không ăn gì?
Để cải thiện tình trạng sỏi mật cũng như giảm nguy cơ mắc phải, bạn có thể áp dụng các cách sau:
- Giảm lượng chất béo và lựa chọn thực phẩm ít chất béo nhất có thể. Tránh sử dụng đồ ăn chiên, dán nhiều dầu mỡ.
- Chế độ ăn giàu chất xơ sẽ giúp cho nhu động ruột của bạn vững chắc hơn.
- Tránh các thực phẩm và đồ uống gây tiêu chảy như đồ uống chứa caffein, sản phẩm từ sữa giàu chất béo và đồ ngọt.
- Chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày cho dễ tiêu hoá
- Uống một lượng nước vừa đủ (khoảng 6 tới 8 ly nước mỗi ngày).
Nếu như bạn đang muốn giảm cân, hãy giảm một cách từ từ, không quá 2 pound (~ 1kg) mỗi tuần bởi lẽ việc cân nặng tụt nhanh chóng có thể gây sỏi mật.