Tổng quan
Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) xảy ra khi các cục máu đông hình thành ở một hoặc nhiều tĩnh mạch sâu trong cơ thể, thường là ở chân.
Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể gây đau hoặc sưng chân, đôi khi nó không để lại triệu chứng gì đáng chú ý.
Các cục máu đông ở chân cũng có thể phát triển ở người không di chuyển trong một thời gian dài như đang nằm dưỡng bệnh sau phẫu thuật, bệnh nặng hoặc tai nạn.
Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể nghiêm trọng vì các cục máu đông trong tĩnh mạch có thể bị vỡ ra bất kì lúc nào, sau đó di chuyển qua mạch máu và mắc kẹt trong phổi, làm tắc nghẽn dòng máu gây thuyên tắc phổi. Khi huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc phổi cùng xảy ra, nó được gọi là thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch. (VTE).
Triệu chứng của bệnh bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu
Các triệu chứng huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) có thể bao gồm:
- Chân bị sưng tấy lên
- Đau chân, chuột rút hoặc đau nhức thường bắt đầu ở bắp chân
- Thay đổi màu da ở chân thành đỏ hoặc tím, tùy thuộc vào màu da
- Cảm giác ấm ở chân bị ảnh hưởng
Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể xảy ra mà không có triệu chứng đáng chú ý.
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Nếu xuất hiện các triệu chứng của DVT, hãy liên hệ ngay với bác sĩ.
Nếu xuất hiện các triệu chứng của thuyên tắc phổi, hãy tìm sự trợ giúp y tế khẩn cấp.
Các dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo của thuyên tắc phổi bao gồm:
- Khó thở đột ngột
- Đau tức ngực hoặc khó chịu khi hít thở sâu hoặc khi ho
- Cảm thấy lâng lâng, chóng mặt
- Ngất xỉu
- Mạch đập nhanh
- Thở nhanh
- Ho ra máu
Nguyên nhân gây huyết khối tĩnh mạch sâu
Bất cứ thứ gì gây tắc mạch máu hoặc đông lại đều có thể gây ra các cục máu đông.
Nguyên nhân chính gây huyết khối tĩnh mạch sâu là tổn thương tĩnh mạch do phẫu thuật hoặc viêm và tổn thương do nhiễm trùng hoặc chấn thương.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Có nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển huyết khối tĩnh mạch sâu bao gồm:
- Tuổi tác: Người trên 60 tuổi có nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch sâu cao hơn bình thường.
- Lười vận động: Khi chân không hoạt động trong một thời gian dài, cơ bắp ở chân không được co bóp khiến máu kém lưu thông. Việc ngồi trong một thời gian dài như khi lái xe, đi máy bay, nằm nghỉ quá lâu cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Các chấn thương hoặc do phẫu thuật: Chấn thương tĩnh mạch hoặc phẫu thuật có thể làm tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông
- Mang thai làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch ở xương chậu và chân. Nguy cơ hình thành cục máu đông do mang thai có thể tiếp tục kéo dài đến 6 tuần sau khi em bé được sinh ra. Những người bị rối loạn đông máu di truyền đặc biệt có nguy cơ mắc bệnh.
- Sử dụng thuốc tránh thai hoặc các liệu pháp thay thế hormone đều có thể làm tăng khả năng đông máu
- Thừa cân hoặc béo phì làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch ở xương chậu và chân
- Hút thuốc lá ảnh hưởng đến cách máu chảy và đông máu
- Ung thư: Một số bệnh ung thư làm tăng các chất trong máu khiến máu đông lại. Một số loại điều trị ung thư cũng vậy.
- Suy tim làm tăng nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc phổi bởi tim và phổi không hoạt động tốt ở những người bị suy tim.
- Bệnh viêm ruột: Bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng làm tăng nguy cơ mắc bệnh hơn
- Gen di truyền
Đôi khi các cục máu đông trong tĩnh mạch có thể xảy ra mà không xác định rõ nguyên nhân, được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu.
Biến chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu
Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể gây ra nhiều biến chứng như sau:
- Thuyên tắc phổi: Một biến chứng có thể đe dọa tới tính mạng xảy ra khi các cục máu đông ở chân bị vỡ ra và mắc kẹt trong mạch máu ở phổi. Các dấu hiệu có thể bao gồm khó thở đột ngột, đau ngực khi thở hoặc ho, thở nhanh, mạch đập nhanh, ngất xỉu và ho ra máu.
- Hội chứng hậu bạch tạng: Tổn thương các tĩnh mạch do cục máu đông làm giảm lưu lượng máu ở các khu vực bị ảnh hưởng. Các triệu chứng bao gồm đau chân, phù chân, thay đổi màu da và lở loét trên da.
- Các biến chứng điều trị: Thuốc làm loãng máu thường được sử dụng để điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu. Xuất huyết là một tác dụng phụ đáng lo ngại của việc sử dụng thuốc làm loãng máu. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kì loại thuốc nào.
Chẩn đoán
Để chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu, bác sĩ có thể khám sức khỏe và đặt những câu hỏi về triệu chứng. Bác sĩ có thể kiểm tra xem chân có bị sưng, đau hay thay đổi màu da hay không.
Các xét nghiệm có thể được yêu cầu bao gồm:
- Xét nghiệm máu D-dimer
- Siêu âm hai mặt
- Chụp cắt lớp mạch máu
- Chụp cộng hưởng từ (MRI) trong các tĩnh mạch của ổ bụng.
Các biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà
Sau khi điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu cần phải kiểm soát và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh bao gồm:
- Chế độ ăn uống: Các thực phẩm giàu vitamin K như rau bina, cải xoăn, các loại rau lá xanh khác và cải Brussels có thể làm cản trở warfarin làm loãng máu
- Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ
- Chú ý tác dụng phụ của thuốc làm loãng máu
- Vận động và tránh bất động quá lâu
Phòng ngừa bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu
Việc thay đổi lối sống có thể giúp ngăn ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu. Hãy áp dụng các biện pháp phòng ngừa dưới đây:
- Không hút thuốc lá
- Quản lý cân nặng phù hợp, tập thể dục thường xuyên 30 phút mỗi ngày với nhiều hoạt động thể chất giúp giảm nguy cơ đông máu
- Di chuyển chân và tránh bất động một chỗ quá lâu, không vắt chéo chân khi ngồi