Mọi thứ bạn cần biết về bệnh cao huyết áp (tăng huyết áp)

632

Tổng quan

Huyết áp cao hay bệnh tăng huyết áp xảy ra khi huyết áp của bạn tăng lên mức không bình thường, gây hại tới cơ thể.

Việc đo huyết áp của bạn là tính lượng máu đi qua các mạch máu và sự cản trở máu gặp trong khi tim đang bơm. Áp suất trong máu lớn kéo theo áp lực tác động lên các thành mạch và các bộ phận máu đi qua và gây ra bệnh cao huyết áp.

huyet ap cao la gi

Động mạch hẹp là nguyên nhân chính khiến huyết áp cao. Lâu dài, áp lực gia tăng do cao huyết áp có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe, bao gồm các bệnh lý về tim mạch.

Bệnh cao huyết áp khá phổ biến ở Việt Nam và trên toàn thế giới, thường mắc ở những người trưởng thành.

Bệnh cao huyết áp thường phát triển trong vài năm và ở giai đoạn đầu có thể không gây ra các triệu chứng nào. Dù không có triệu chứng nhưng cao huyết áp vẫn gây ra các tổn thương cho các mạch máu và các cơ quan khác như não, tim, mắt và thận

Cao huyết áp có thể phát hiện dễ dàng thông qua đo huyết áp thường xuyên. Nếu huyết áp của bạn đo cao hơn mức bình thường, hãy kiểm tra lại trong vài tuần để xem nó còn cao không nhé.

Việc điều trị tăng huyết áp có thể bao gồm cả sử dụng thuốc và thay đổi lối sống lành mạnh hơn, tốt hơn.

Nếu tình trạng bệnh không cải thiện hay được điều trị sớm, nó có thể gây ra đau tim và đột quỵ.

Triệu chứng của cao huyết áp

Cao huyết áp là một bệnh lặn, ít thể hiện triệu chứng ra ngoài. Có thể mất tới vài năm hay lâu hơn để các triệu chứng thể hiện ra nghiêm trọng

Một số triệu chứng của chứng cao huyết áp bao gồm:

  • Đau đầu
  • Khó thở
  • Chảy máu cam
  • Chóng mặt
  • Da đỏ
  • Tức ngực
  • Những thay đổi về thị giác
  • Tiểu ra máu

Các triệu chứng này thường không xảy ra ngay mà sẽ xuất hiện khi cao huyết áp trong thời gian dài, kéo theo hàng loạt các bệnh khác và gây ra các triệu chứng trên.

Cách tốt nhất để phát hiện cao huyết áp chính là thường xuyên đo huyết áp. Việc đo này khá đơn giản bởi các phòng khám, cơ sở y tế đều có thể đo được, hoặc bạn cũng có thể sắm một chiếc máy đo và học cách đo huyết áp cho bản thân.

Bạn nên đo huyết áp 2 lần/năm để đảm bảo sức khỏe.

Nguyên nhân gây huyết áp cao

Nguyên nhân gây ra huyết áp cao là do tăng huyết áp. Có 2 loại tăng huyết áp cùng nguyên nhân đi kèm bao gồm:

Tăng huyết áp vô căn

Tăng huyết áp vô căn (hay còn được gọi là tăng huyết áo nguyên phát) phát triển theo thời gian mà không xác định rõ được nguyên nhân. Hầu hết mọi người mắc phải chính là tăng huyết áp vô căn.

Một số yếu tố có thể khiến chúng ta rơi vào tình trạng tăng huyết áp vô căn như:

  • Gen: Một số người có xu hướng bị di truyền tăng huyết áp. Điều này có thể do đột biến gen hoặc di truyền bất thường được thừa hưởng từ cha hoặc mẹ.
  • Các thay đổi về thể chất: Nếu cơ thể bạn có gì đó thay đổi, nó có thể kéo theo thay đổi trên toàn cơ thể. Huyết áp cũng vậy. Ví dụ như những thay đổi trong chức năng của thận do lão hóa có thể đảo lộn sự cân bằng tự nhiên của muối và chất lưu. Sự thay đổi này có thể khiến huyết áp của cơ thể tăng lên.
  • Môi trường: Các lối sống không lành mạnh như lười vận động, chế độ ăn uống buông thả có thể gây tổn hại đến cơ thể, gây béo phì hay thừa cân. Và chính việc thừa cân hay béo phì cũng là nguy cơ gây bệnh tăng huyết áp.

Tăng huyết áp thứ phát

Tăng huyết áp thứ phát thường xảy ra nhanh chóng và dễ dẫn tới hậu quả nghiêm trọng hơn là tăng huyết áp vô căn. Các nguyên nhân có thể tạo điều kiện để tăng huyết áp thứ phát bùng phát bao gồm:

Biến chứng của bệnh cao huyết áp

Cao huyết áp diễn ra trong im lặng, không ai biết. Chính vì vậy nó có thể gây ra các tổn thương cho cơ thể của bạn trong nhiều năm trước khi các triệu chứng trở nên rõ ràng.

Nếu tăng huyết áp không được điều trị, bạn có thể sẽ phải đối mặt với các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.

Các ảnh hưởng của cao huyết áp bao gồm:

Gây hư hại động mạch

Nếu động mạch khỏe mạnh, máu có thể chảy tự do và không gặp cản trở thông qua các động mạch.

Cao huyết áp khiến các động mạch cứng hơn, kém đàn hồi hơn. Việc này dẫn tới chất béo dễ đọng lại trong động mạch và hạn chế dòng chảy của máu, từ đó huyết áp ngày càng tăng, dễ tắc nghẽn dòng máu và cuối cùng dẫn tới đau tim và đột quỵ.

Ảnh hưởng tới tim

Tăng huyết áp khiến tim bạn làm việc quá sức. Áp lực tăng trong mạch máu khiến các cơ tim phải bơm máu nhanh hơn với lực mạnh hơn so với tim của người không mắc cao huyết áp.

Chính những điều đó có thể khiến trái tim rộng ra, tăng các nguy cơ sau:

  • Suy tim
  • Rối loạn nhịp tim
  • Đột tử do đau tim
  • Các cơn đau tim

Tổn thương não

Bộ não của bạn hoạt động bình thường nhờ nguồn cung cấp máu giàu oxy. Huyết áp cao có thể làm giảm lượng máu cung cấp cho não, khiến cho:

  • Lưu lượng máu lên não tạm thời tắc nghẽn gẫy ra các cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA)
  • Sự tắc nghẽn đáng kể của lưu lượng máu lên não gây chết các tế bào não, gây ra bệnh đột quỵ.

Tăng huyết áp không được kiểm soát có thể ảnh hưởng tới trí nhớ cùng khả năng học hỏi, ký ức, khả năng nói và kiểm soát lý trí của người bệnh.

Chẩn đoán

Việc chẩn đoán cao huyết áp khá đơn giản chỉ với việc đo huyết áp. Đây là điều hầu như xảy ra nếu bạn đi khám bệnh, bạn thường sẽ được đo huyết áp nhé. Nếu không được đo, bạn có thể yêu cầu để họ đo.

Nếu huyết áp của bạn cao hơn mức bình thường, có thể đo lại sau vài ngày hoặc vài tuần. Các chẩn đoán cao huyết áp ít khi được đưa ra chỉ sau 1 lần đo. Bởi lẽ huyết áp có thể cao lên bất thường ở một vài thời điểm hoặc do một số tác động nhất thời.

Hãy nhớ rằng, huyết áp của bạn thay đổi theo từng thời điểm trong ngày.

Nếu huyết áp của bạn luôn cao trong từng lần đo lại, bạn có thể sẽ được tiến hành một số xét nghiệm để loại trừ các bệnh lý không liên quan hay phát hiện một số bệnh khác.

Các xét nghiệm này có thể bao gồm:

  • Xét nghiệm nước tiểu
  •  Sàng lọc cholesterol
  • Kiểm tra hoạt động của tim với điện tâm đồ
  • Siêu âm tim hoặc thận

Với các xét nghiệm này, các bác sĩ có thể xác định được những vấn đề ảnh hưởng tới huyết áp cao. Nếu mắc huyết áp cao, hãy sớm điều trị để giảm các nguy cơ mắc các bệnh khác.

Đo huyết áp như thế nào?

do huyet ap nhu the nao

Nếu bạn có dụng cụ tự đo huyết áp thì có thể tham khảo thêm phần này.

Có hai con số tạo nên chỉ số huyết áp:

  • Huyết áp tâm thu: Là số đầu tiên/hàng đầu tiên. Chỉ ra áp lực trong động mạch khi tim đập và bơm máu (cơ tim co lại)
  • Huyết áp tâm trương: Số thứ 2/dưới cùng. Là áp lực trong các động mạch khi cơ tim giãn ra.

Dưới đây là các loại chẩn đoán huyết áp ở người lớn:

  • Khỏe mạnh: Chỉ số huyết áp dưới 120/80 (mm Hg);
  • Cao: Số tâm thu nằm trong khoảng từ 120 đến 129 mm Hg và số tâm trương nhỏ hơn 80 (mmHg). Những người có huyết áp như thế này thường chưa phải dùng thuốc mà chỉ cần thay đổi lối sống lành mạnh hơn;
  • Tăng huyết áp độ 1: Số tâm thu nằm từ khoảng 130 – 139 (mmHg) hoặc số tâm trương nằm trong khoảng 80 – 89 (mmHg);
  • Tăng huyết áp độ 2: Số tâm thu từ 140 trở lên, tâm trương là 90 trở lên.
  • Cao huyết áp cấp cứu: Chỉ số đo huyết áp 180/120 trở lên. Trong phạm vi này cần sự chăm sóc y tế khẩn cấp. Bất kỳ các triệu chứng nào như đau ngực, nhức đầu, khó thở hay thay đổi ở thị giác đều cần cấp cứu.

Để đo huyết áp chính xác các bạn cần thực hiện với một vòng bít áp lực. Nếu không phù hợp, đọc chỉ số huyết áp có thể không chính xác.

Chỉ số huyết áp giữa trẻ em và thanh thếu niên thường khác nhau.

Phòng ngừa bệnh huyết áp cao

Việc thay đổi lối sống tốt hơn giúp bạn có thể kiểm soát được các yếu tố gây nên bệnh tăng huyết áp. Một số biện pháp dưới đây bạn có thể tham khảo:

Xây dựng chế độ ăn lành mạnh

Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể bảo vệ trái tim của bạn, quan trọng hơn nó có thể giúp giảm huyết áp xuống. Từ đó giảm nguy cơ biến chứng từ cao huyết áp. Các biến chứng này có thể là bệnh tim, đột quỵ.

Một chế độ ăn uống lạnh mạnh có thể như:

  • Trái cây
  • Rau xanh
  • Ngũ cốc
  • Thực phẩm giàu protein như cá

Xem thêm: 17 loại thực phẩm tốt nhất dành cho người huyết áp cao

cao huyet ap an gi
Cao huyết áp cần ăn nhiều thức ăn từ thực vật

Tăng cường các hoạt động thể chất

Để nâng cao sức khỏe mình khuyên các bạn nên bắt đầu dần với các hoạt động thể chất nhiều hơn. Nhiều việc giúp giảm cân thì có thể giúp giảm căng thẳng và hạ huyết áp một cách tự nhiên, tăng cường hệ thống tuần hoàn tim mạch cho bạn đó.

Bạn có thể tập thể dục hay chơi các hoạt động thể thao khác khoảng 30 phút mỗi ngày.

Duy trì cân nặng vừa phải

Nếu bạn đang thừa cân hay béo phì thì có thể áp dụng các chế độ ăn kiêng, ăn uống lành mạnh hơn để giảm cân, tốt cho tim và giảm huyết áp.

Hạn chế căng thẳng

Việc tập thể dục là một trong những biện pháp tốt giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi. Không nhất thiết phải tập gym hay các vận động mạnh, một số hoạt động khuyến khích như:

  • Thiền
  • Thở sâu
  • Mát xa
  • Tập yoga hoặc thái cực quyền
  • Các bài tập giãn cơ

Bệnh cạnh đó có thể các bạn không quan tâm cho lắm nhưng ngủ đủ giấc cũng giúp giảm căng thẳng và hạ huyết áp.

Hạn chế các chất kích thích

các chất khích thích như thuốc lá, rượu bia có thể khiến các mô trong cơ thể bị hỏng hay làm tắc cứng thành mạch máu.

Nếu bạn thường xuyên uống rượu thì nên bỏ dần đi nhé, không tốt đâu!

Chế độ ăn cho người mắc cao huyết áp

Một trong những cách đơn giản để bạn có thể hạn chế ảnh hưởng tử cao huyết áp hay thậm chí là điều trị nó là có một chế độ ăn uống hợp lý. Dưới đây là chế độ ăn uống mà Gin khuyên mọi người mắc cao huyết áp nên tham khảo.

Ăn ít thịt, nhiều rau, củ, quả

Chế độ ăn uống nhiều đồ ăn từ thực vật như rau, củ, quả giúp tăng chất xơ và giảm lượng natri, chất béo bão hòa cũng như các chất béo không lành mạnh mà bạn hấp thu từ thịt và sữa.

Hãy tăng số lượng trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt trong thực đơn của bạn.

Thay vì thịt đỏ, bạn có thể lựa chọn các loại thịt khác tốt hơn cho sức khỏe như cá, thịt gia cầm..

Cắt giảm đồ ngọt

Các thực phẩm và đồ uống có đường chứa lượng calo rỗng nhưng không có hàm lượng dinh dưỡng. Nếu như bạn muốn ăn đồ gì đó ngọt thì có thể lựa chọn trái cây tươi hoặc socola đen chưa được làm ngọt. Socola có thể giúp giảm huyết áp nhé.

Cao huyết áp và phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai bị cao huyết áp vẫn có thể sinh con khỏe mạnh bình thường. Tuy nhiên cần phải theo dõi chặt chẽ trong suốt thai kỳ.

Huyết áp cao ở những phụ nữ mang thai nhiều khả năng phát triển các biến chứng hơn người bình thường.

Một số ví dụ về biến chứng như suy giảm chức năng thận. Em bé sinh ra từ những bà mẹ bị cao huyết áp có thể nhẹ cân hoặc sinh non.

cao huyet ap o phu nu mang thai
Phụ nữ mang thai mắc cao huyết áp cần được quan tâm đặc biệt

Tiền sản giật

Trong một số trường hợp, phụ nữ mang thai mắc cao huyết áp có thể dẫn tới bị tiền sản giật trong thai kỳ. Tình trạng tăng huyết áp này có thể gây ra các biến chứng về thận và một số cơ quan khác. Việc này sẽ dẫn tới nồng độ protein cao trong nước tiểu, các vấn đề về chức năng gan, tích tụ chất lỏng trong phổi hoặc các vấn đề về thị giác.

Khi tình trạng này trở nên tồi tệ hơn có thể dẫn tới sản giật, gây co giật. Các vấn đề về cao huyết áp trong thai kỳ hiện vẫn là một trong các nguyên nhân gây tử vong người mẹ. Các biến chứng cho em bé gồm nhẹ cân, sinh non và có thể gây thai chết lưu.

Vẫn chưa có cách nào để ngăn ngừa tiền sản giật.