Tổng quan
Cận thị (Nearsightedness) là tật khúc xạ khiến bạn có thể nhìn rõ các vật ở gần nhưng các vật ở xa lại bị mờ.
Cận thị là một tình trạng bệnh mắt phổ biến, xảy ra khi hình dạng của mắt khiến các tia sáng bị bẻ cong không chính xác, tập trung hình ảnh ở phía trước võng mạc thay vì trên võng mạc.
Cận thị có thể tiến triển dần dần hoặc một cách nhanh chóng.
Việc khám mắt cơ bản có thể xác nhận cận thị. Bạn có thể bù độ mờ bằng kính đeo mắt, kính áp tròng hoặc phẫu thuật khúc xạ.
Triệu chứng của bệnh cận thị
Các triệu chứng chung của bệnh cận thị bao gồm:
- Nhìn các vật thể ở xa bị mờ
- Cần phải nheo mắt hoặc nhắm một phần mí mắt để nhìn được rõ
- Hay nhức đầu do mỏi mắt
Cận thị có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Một đứa trẻ bị cận thị thường liên tục nheo mắt, ngồi gần tivi, không nhận biết được các vật thể ở xa, nháy mắt và dụi mắt thường xuyên.
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Nếu bạn khó nhìn rõ những thứ ở xa đến mức bạn không thể làm tốt các công việc mình mong muốn hoặc thị lực suy giảm quá mức thì bạn cần đi khám mắt để họ có thể xác định mức độ cận thị của bạn và tư vấn các lựa chọn điều chỉnh thị lực cho bạn.
Cách khắc phục tật cận thị phổ biến hiện nay chính là đeo kính cận.
Hãy đi khám bác sĩ ngay nếu:
- Đột ngột xuất hiện nhiều vật nổi – những đốm nhỏ lướt qua tầm nhìn của bạn
- Chớp sáng ở một hoặc cả hai mắt
- Bóng như bức màn che phủ thị giác của bạn
Đây là những dấu hiệu cảnh báo bệnh bong võng mạc, một biến chứng hiếm gặp của bệnh cận thị. Bong võng mạc là một bệnh cấp cứu y tế và rất nguy hiểm.
Khám mắt thường xuyên
Không phải lúc nào bạn cũng có thể nhận ra rằng mình đang gặp phải các vấn đề về thị lực nên hãy đi khám mắt định kỳ nhé.
Với người lớn:
Hãy đi khám mắt nếu bạn có nguy cơ cao mắc một số bệnh về mắt như bệnh tăng nhãn áp, hãy khám mắt 2 năm một lần, bắt đầu từ tuổi 40.
Nếu bạn không đeo kính, không có triệu chứng khó khăn về mắt và ít có nguy cơ mắc bệnh về mắt, hãy kiểm tra mắt vào khoảng thời gian như sau:
- Độ tuổi 20 – 30: Khám mắt từ 5-10 năm/lần
- Độ tuổi 40 – 54: Khám mắt sau từ 1-3 năm
- Sau 65 tuổi: Khám mắt sau 1-2 năm.
Nếu bạn đeo kính hoặc có tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến mắt như bệnh tiểu đường, hãy kiểm tra mắt thường xuyên.
Với trẻ em và thanh thiếu niên
Trẻ em cần được tầm soát mắt thường xuyên và kiểm tra thị lực ở các độ tuổi và khoảng thời gian sau:
- 6 tháng tuổi
- 3 năm tuổi
- Trước khi vào lớp một và hai năm một lần
Nguyên nhân gây bệnh cận thị
Mắt của bạn có hai phần giúp hội tụ hình ảnh bao gồm Giác mạc và thủy tinh thể.
Trong một con mắt bình thường, mỗi phần tử hội tụ này có độ cong hoàn toàn tương đồng. Giác mạc và thủy tinh thể có độ cong như vậy sẽ khúc xạ ánh sáng tới để tạo hình ảnh rõ nét trực tiếp trên võng mạc, ở phía sau mắt.
Nếu giác mạc hoặc thủy tinh thể của bạn không được cong đều và trơn tru, các tia sáng không được khúc xạ đúng cách và khiến bạn bị tật khúc xạ.
Cận thị xảy ra khi nhãn cầu của bạn dài hơn bình thường hoặc giác mạc của bạn bị cong quá dốc. Thay vì tập trung hình ảnh trên võng mạc, ánh sáng của vật thể được tập trung hội tụ trước võng mạc và dẫn đến hình ảnh mờ với các vật thể xa.
Tật cận thị có hình ảnh nằm ngược lại với hình ảnh của tật viễn thị.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tật cận thị
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh hoặc phát triển cận thị như:
- Di truyền: Nếu một trong số cha hoặc mẹ bạn bị cận thì thì nguy cơ mắc cận thị của bạn cũng tăng lên, nguy cơ còn cao hơn nếu cả bố và mẹ đều bị.
- Điều kiện môi trường: Một số nghiên cứu cho thấy rằng thiếu thời gian ở ngoài trời cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh cận thị.
Các biến chứng của bệnh cận thị
Cận thị có liên quan tới nhiều biến chứng từ nhẹ đến nặng, ví dụ như:
- Giảm chất lượng cuộc sống: Cận thị không được điều chỉnh có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn, hạn chế tầm nhìn của bạn trong cuộc sống hàng ngày.
- Mỏi mắt: Cận thị có thể khiến bạn mỏi mắt, phải nheo mắt hoặc căng mắt để duy trì sự tập trung thị lực. Điều này có thể gây đau đầu và mỏi mắt.
- Các vấn đề khác về mắt: Cận thị nặng có nguy cơ cao bị bong võng mạc, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể và bệnh thoái hóa điểm vàng – tổn thương ở vùng trung tâm võng mạc. Các mô trong nhãn cầu lâu ngày bị kéo giãn và mỏng đi gây chảy nước mắt, viêm nhiễm, các mạch máu mới yếu và dễ chảy máu, để lại sẹo.
Chẩn đoán tật cận thị
Cận thị được chẩn đoán bằng cách khám mắt cơ bản bao gồm đánh giá khúc xạ và khám sức khỏe mắt tổng quát cơ bản.
Đánh giá khúc xạ xác định xem bạn có các vấn đề về thị lực như cận thị hay viễn thị, loạn thị hay không. Bác sĩ của bạn có thể sử dụng nhiều dụng cụ khác nhau và yêu cầu bạn nhìn qua nhiều thấu kính để kiểm tra tầm nhìn xa và cận cảnh của bạn.
Bác sĩ nhãn khoa có thể sẽ nhỏ thuốc vào mắt bạn để làm giãn đồng tử để kiểm tra sức khỏe mắt. Điều này có thể làm cho mắt của bạn nhạy cảm hơn với ánh sáng trong vài giờ sau khi kiểm tra. Việc giãn nở giúp bác sĩ có thể nhìn thấy những góc nhìn rộng hơn bên trong mắt của bạn.
Các biện pháp khắc phục bệnh cận thị tại nhà
Bạn không thể ngăn ngừa tật cận thị vào lúc này. Một số nghiên cứu cho thấy bạn có thể làm chậm sự tiến triển của nó. Bạn có thể giúp bảo vệ đôi mắt và tầm nhìn của mình bằng cách làm theo những lời khuyên sau:
- Kiểm tra mắt của bạn thường xuyên ngay cả khi bạn thấy mắt mình vẫn đang tốt
- Kiểm soát các tình trạng sức khỏe mãn tính: Một số tình trạng nhất định, chẳng hạn như bệnh tiểu đường và huyết áp cao có thể ảnh hưởng đến thị lực của bạn nếu không được điều trị thích hợp.
- Bảo vệ đôi mắt của bạn khỏi ánh nắng mặt trời: Đeo kính râm có tác dụng ngăn tia cực tím (UV).
- Ngăn ngừa các chấn thương mắt: Đeo kính bảo vệ mắt khi chơi thể thao, cắt cỏ, sơn hoặc sử dụng các sản phẩm khác có khói độc.
- Ăn đồ ăn có lợi cho sức khỏe mắt: Cố gắng ăn nhiều rau xanh, các loại rau và trái cây khác. Và các nghiên cứu cho thấy rằng đôi mắt của bạn được hưởng lợi nếu bạn cũng bao gồm cá có nhiều axit béo omega-3.
- Tránh xa thuốc lá: Hút thuốc lá gây hại cho toàn bộ cơ thể, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của đôi mắt.
- Cắt kính cận phù hợp với độ cận của bạn
- Hạn chế làm việc dưới ánh sáng gây hại cho mắt
- Giảm mỏi mắt bằng cách nhìn ra xa máy tính hoặc công việc hiện tại của bạn khoảng 5 – 10 mét 20 giây sau mỗi 20 phút.
- Đi khám bác sĩ ngay nếu bạn gặp bất kì triệu chứng nào sau đây: Đột ngột mất thị lực ở một mắt có hoặc không kèm theo đau; đột ngột nhìn mờ; tầm nhìn kép; hoặc bạn thấy ánh sáng nhấp nháy, đốm đen hoặc quầng sáng xung quanh đèn. Điều này có thể do bạn đang sắp gặp phải một tình trạng bệnh mắt nghiêm trọng.