Xét nghiệm nuốt Barium

552

Xét nghiệm nuốt Barium là gì?

Nuốt Barium là một loại xét nghiệm X-quang đặc biệt giúp bác sĩ có thể nhìn kỹ vào phía sâu trọng miệng và cổ họng của bạn, được gọi là hầu họng và ống kéo dài từ mặt sau của lưỡi xuống dạ dày, được gọi là thực quản.

Thường thì việc xét nghiệm nuốt barium sẽ được thực hiện để chẩn đoán các tình trạng gây ra triệu chứng khó nuốt và được nghi ngờ rằng bị rối loạn đường tiêu hóa phía trên. Hệ thống tiêu hóa phía trên bao gồm:

– Thực quản

– Dạ dày

– Tá tràng (phần đầu của ruột non).

Để làm một xét nghiệm nuốt barium, người làm xét nghiệm cần phải nuốt một chất màu phấn trắng được gọi là barium. Nó thường được pha với nước để tạo ra một thứ nước có thể uống giống như một ly sữa.

Khi nuốt vào cơ thể, chất lỏng này sẽ bảo phủ lấy hệ thống tiêu hóa phía trên của cơ thể.

Barium hấp thụ tia X và trông trắng trên phim X-quang. Điều này giúp làm nổi bật các cơ quan tiêu hóa cũng như lớp lót bên trong của chúng và chuyển động nuốt trên hình ảnh Xquang. Những hình ảnh này giúp bác sĩ chẩn đoán được các rối loạn xảy ra ở đường tiêu hóa trên của bệnh nhân.

Khi nào sử dụng xét nghiệm nuốt barium?

Nuốt Barium được sử dụng để chẩn đoán các vấn đề cấu trúc hoặc chức năng xảy ra với hệ thống tiêu hóa phía trên. Một số các vấn đề mà thông qua nuốt barium có thể chẩn đoán bao gồm:

– Thoát vị Hiatal (thoát vị hoành)

– Viêm thực quản, viêm dạ dày.

– Tắc nghẽn đường tiêu hóa

– Các co thắt dẫn tới tình trạng khó nuốt.

– Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

– Loét

– Các khối u ung thư và u lành tính.

Xét nghiệm nuốt Barium thường để nội soi đường tiêu hóa phía trên (thực quản, dạ dày, tá tràng), đôi khi chúng được sử dụng để xét nghiệm một phần của ruột non.

Chuẩn bị làm xét nghiệm nuốt barium như thế nào?

Để làm xét nghiệm nuốt barium, bệnh nhân cần tuân theo chế độ ăn uống mà bác sĩ cung cấp. Bệnh nhân sẽ không được phép ăn hay uống bất cứ thứ gì trước khi xét nghiệm tầm khoảng 6 giờ. Có thể uống từng ngụm nước nhỏ khoảng 2 tiếng trước khi xét nghiệm.

Cần phải thông báo cho bác sĩ nếu bạn đang gặp số vấn đề về sức khỏe sau:

– Thủng thực quản hoặc thủng ruột

– Tắc ruột

– Khó nuốt

– Táo bón nặng

Những tình trạng trên sẽ không đủ điều kiện để nuốt barium bởi nó sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng.

Hình ảnh khi làm xét nghiệm nuốt Barium

Dưới đây là một hình ảnh ví dụ cho xét nghiệm nuốt barium, trong đó barium (chất lỏng có màu tối) được quan sát thấy di chuyển xuống thực quản mà không có bất kỳ rò rỉ hoặc trào ngược nào.

nuot barium
Hình ảnh xét nghiệm nuốt barium (Nguồn: Anka Friedrich / Wikimedia)

À barium khi nuốt sẽ có vị ngọt nhé.Tuy nhiên cũng nhiều người cho rằng nó có vị khá đắng.

Tác dụng phụ của barium

Nếu sau xét nghiệm, barium không hoàn toàn bị trục xuất khỏi cơ thể, nó có thể gây ra táo bón. Bạn nên uống nhiều nước và sử dụng thực phẩm giàu chất xơ để có thể giúp tiêu hóa barium và đào thải ra khỏi cơ thể. Và nếu như vậy vẫn chưa đủ thì bạn có thể sẽ phải sử dụng thuốc nhuận tràng.

Sau khi làm xét nghiệm nuốt barium nhu động ruột sẽ có màu nhạt hơn. Điều này xatr ra bởi vì cơ thể bạn không hấp thụ barium,phân sẽ trở lại màu bình thường khi tất cả barium đã bị đào thải khỏi cơ thể.

Ngoài ra, nuốt barium liên quan tới việc tiếp xúc với bức xạ, giống như tất cả các thủ tục X-quang khác. Nguy cơ của các biến chứng liên quan tới phơi nhiễm phóng xạ tích lũy theo thời gian và có liên quan tới số lần kiểm tra và điều trị bằng tia X mà một người nhận được trong cuộc đời của họ.

Tiếp xúc với bức xạ trong thai kỳ có thể gây ra dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Chính vì vậy, phụ nữ mang thai không nên sử dụng xét nghiệm nuốt barium.