Phụ nữ đến tháng đau bụng kinh nên ăn gì và kiêng gì?

157

Tổng quan

Nhiều người có các triệu chứng khó chịu trong kỳ kinh nguyệt. Một số loại thực phẩm có thể giúp giảm bớt các triệu chứng này cũng như một số loại thực phẩm có thể khiến chúng tệ hơn.

Các triệu chứng phổ biến khi đến tháng ở phụ nữ bao gồm:

  • Đau thắt bụng
  • Đau đầu
  • Buồn nôn
  • Mệt mỏi
  • Đầy hơi
  • Tâm trạng lo lắng, khó tả
  • Tiêu chảy

Vậy khi tới tháng phụ nữ nên ăn gì và tránh ăn gì để giảm bớt các triệu chứng đau bụng kinh? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

dau bung kinh nen an gi

Đau bụng kinh nên ăn gì? uống gì?

1. Trà gừng

Trà gừng ấm có thể giúp cải thiện một số triệu chứng khi đến tháng. Gừng có tác dụng chống viêm, có thể giúp làm dịu các cơ bị đau nhức.

Gừng có thể làm giảm cảm giác buồn nôn. Rất ít nghiên cứu xác nhận điều này nhưng theo 1 nghiên cứu năm 2018 cho thấy gừng giúp giảm buồn nôn trong 3 tháng đầu của thai kỳ một cách hiệu quả. Bởi vì gừng rẻ an toàn nên rất đáng để thử.

Tuy nhiên tiêu thụ trên 4 gam gừng một ngày có thể gây ợ nóng và đau bụng.

2. Rau lá xanh

Việc giảm nồng độ sắt trong kỳ kinh nguyệt là điều thường thấy, đặc biệt nếu kinh nguyệt ra nhiều. Điều này có thể dẫn đến cơ thể mệt mỏi, đau nhức và chóng mặt.

Các loại rau lá xnah như cải xoăn, rau bina có thể tăng cường lượng sắt trong cơ thể. Rau bina cũng rất giàu magiê.

3. Thịt gà

Thịt gà là một thực phẩm giàu sắt và protein khác nên thêm vào chế độ ăn uống.

Protein rất quan trọng với sức khỏe tổng thể của cơ thể và nó có thể giúp cơ thể cảm thấy no lâu hơn trong kỳ kinh nguyệt, hạn chế cảm giác thèm ăn.

4. Cá

Thịt cá rất giàu sắt, protein và axit béo omega-3. Cá là một thực phẩm rất giàu dinh dưỡng. Ăn cá có thể chống lại sự sụt giảm nồng độ sắt có thể gặp phải trong những ngày hành kinh.

Theo một nghiên cứu năm 2012, Omega-3 có thể làm giảm cường độ của cơn đau khi đến tháng. Những người uống bổ sung omega-3 cảm thấy cơn đau bụng kinh giảm nhiều nên có thể giảm lượng ibuprofen uống.

Theo một nghiên cứu năm 2014 cho thấy omega-3 cũng có thể làm giảm chứng trầm cảm, rất hữu ích với phụ nữ khi đến tháng vốn là những người có tâm trạng rất thất thường.

5. Nghệ

Curcumin trong nghệ được biết đến như một chất chống viêm rất tốt. Theo một nghiên cứu năm 2015, sử dụng curcumin giúp giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt hiệu quả hơn những người không sử dụng.

6. Socola đen

Socola đen rất giàu sắt và magiê. Một thanh socola đen 100g 70% – 85% có thể cung cấp cho cơ thể tới 67% sắt và 58% magiê cần thiết một ngày.

Một nghiên cứu năm 2010, magiê làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt.

7. Quả hạch

Hầu hết các loại hạt đều giàu axit béo omega-3 và chúng là một nguồn protein tuyệt vời. Chúng cũng chứa magiê và các loại vitamin khác nhau.

Bạn có thể ăn hạt hoặc thử bơ hạt, sữa làm từ hạt hoặc thêm các thành phần này vào sinh tố.

8. Dầu hạt lanh

Cứ 15ml dầu hạt lanh chứa 7,195 miligam axit béo omega-3. Một nghiên cứu nhỏ cho thấy tiêu thụ dầu hạt lanh làm dịu chứng táo bón, một triệu chứng phổ biến của kinh nguyệt.

9. Quinoa

Hạt diêm mạch rất giàu chất dinh dưỡng như sắt, protein và magiê. Nó cũng không chứa gluten, vì vậy nó là một thực phẩm tuyệt vời cho những người bị bệnh celiac.

Thêm vào đó, nó có chỉ số đường huyết thấp, giúp cơ thể cảm thấy no lâu hơn và cung cấp một lượng năng lượng trong một thời gian dài sau ăn.

10. Đậu lăng và các loại đậu khác

Đậu lăng và đậu rất giàu protein, vì vậy chúng là những thực phẩm thay thế cho thịt tốt cho người ăn chay. Chúng cũng giàu sắt, chất bổ sung tuyệt vời cho người thiếu máu.

11. Sữa chua

Nhiều người bị nhiễm trùng nấm men trong hoặc sau kỳ kinh nguyệt. Nếu bạn có xu hướng bị nhiễm trùng nấm men thì các thực phẩm giàu probiotic như sữa chua có thể nuôi dưỡng vi khuẩn tốt trong âm đạo và giúp chống lại nhiễm trùng.

Sữa chua cũng rất giàu magiê và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác như canxi.

12. Đậu phụ

Một nguồn protein phổ biến cho những người ăn chay và thuần chay, đậu phụ được làm từ đậu nành, nó giàu sắt, magiê và canxi.

13. Trà bạc hà

Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy trà bạc hà có thể làm dịu các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt. Cụ thể, nó có thể làm giảm đau bụng kinh, buồn nôn và tiêu chảy.

14. Nấm thủy sâm

Sữa chua không phải là thực phẩm giàu probiotic duy nhất có lợi ích chống lại nấm men.

Trà Kombucha là một loại thực phẩm lên men tuyệt vời rất có ích cho những người đến tháng.

15. Trái cây

Các loại trái cây giàu nước như dưa hấu, dưa leo rất tốt để giữ nước cho cơ thể. Trái cây ngọt có thể giúp hạn chế cảm giác thèm ăn đường, hạn chế việc bổ sung quá nhiều đồ ăn có chứa đường tinh luyện và khiến cơ thể tăng cân nhanh chóng.

16. Bổ sung nhiều nước

Uống nhiều nước luôn quan trọng và đặc biệt trong ngày kinh nguyệt. Uống đủ nước giúp giảm nguy cơ đau đầu do mất nước, một triệu chứng phổ biến trong kỳ kinh nguyệt.

Uống nhiều nước giúp cơ thể tránh việc bị mất nước và đầy hơi.

Các thực phẩm cần tránh khi đến tháng

Mặc dù các loại thực phẩm đều có thể sử dụng ở mức độ vừa phải nhưng bạn nên tránh một số thực phẩm có thể khiến các triệu chứng của kỳ kinh nguyệt trở nên tệ hơn.

1. Muối

Tiêu thụ nhiều muối dẫn đến mất nước, gây đầy hơi. Để giảm đầy hơi, hạn chế thêm muối vào thức ăn và tránh thức ăn chế biến sẵn có chứa nhiều muối.

2. Đường

Phụ nữ đến tháng có thể ăn đường ở mức độ vừa phải. Nếu tiêu thụ quá nhiều đường có thể khiến năng lượng tăng vọt, cơ thể cảm thấy mệt mỏi.

Điều này có thể khiến tâm trạng của bạn xấu đi. Nếu bạn có xu hướng cảm thấy thất thường, chán nản hoặc lo lắng trong kỳ kinh nguyệt, theo dõi lượng đường nạp vào cơ thể có thể giúp điều chỉnh tâm trạng.

3. Cà phê

Cafein có thể gây mất nước và đầy hơi, nó cũng có thể làm bạn cảm thấy đau đầu hơn.

Cà phê cũng có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa, việc cắt giảm lượng cafe có thể giúp bạn tránh bị tiêu chảy.

4. Rượu

Rượu có thể tác động tiêu cực đến cơ thể và làm trầm trọng hơn các triệu chứng của kỳ kinh nguyệt.

Rượu gây mất nước, làm trầm trọng thêm chứng đau đầu và gây đầy hơi, các vấn đề về tiêu hóa như gây tiêu chảy, buồn nôn.

Cảm giác nôn nao có thể dẫn tới một số triệu chứng tương tự xảy ra trong kỳ kinh nguyệt như đau đầu, buồn nôn, non mửa, bệnh tiêu chảy, mệt mỏi.

5. Thức ăn cay

Thức ăn cay gây kích ứng cho dạ dày, tiêu chảy, đau dạ dày và buồn nôn. Nếu dạ dày khó dung nạp thức ăn cay, nên tránh chúng trong kỳ kinh nguyệt.

6. Thịt đỏ

Trong kỳ kinh nguyệt, cơ thể sản xuất ra chất prostaglandin, các hợp chất này giúp tử cung co lại và thoát khỏi niêm mạc tử cung, dẫn đến kinh nguyệt. Lượng prostaglandin cao gây ra chuột rút.

Thịt đỏ chứa nhiều sắt nhưng nó cũng chứa nhiều prostaglandin và bạn nên tránh ăn nó trong kỳ kinh nguyệt.

Một số biện pháp khắc phục chứng chuột rút

Một số biện pháp khắc phục chứng chuột rút với những phụ nữ đến tháng bao gồm:

  • Tập thể dục tốt
  • Chườm nóng
  • Sử dụng thuốc: Ibuprofen và các loại thuốc không kê đơn khác có thể làm giảm chứng chuột rút
  • Mát xa: Xoa bóp bụng hoặc lưng có thể giảm đau bụng kinh