Hội chứng Đau cơ xơ hóa: Nguyên nhân và hướng điều trị

186

Tổng quan

Đau cơ xơ hóa (Fibromyalgia) là một rối loạn đặc trưng bởi cơn đau cơ xương lan rộng, kèm theo mệt mỏi, các vấn đề về giấc ngủ, trí nhớ và tâm trạng.

Chứng đau cơ xơ hóa có thể khuếch đại cảm giác đau bằng các ảnh hưởng đến cách não và tủy sống xử lý tín hiệu đau.

Các triệu chứng thường bắt đầu một trong các tình trạng như chấn thương thể chất, phẫu thuật, nhiễm trùng hoặc căng thẳng tâm lý đáng kể.

Phụ nữ có nhiều khả năng bị đau cơ xơ hóa hơn nam giới. Nhiều người bị đau cơ xơ hóa cũng bị đau đầu do căng thẳng, rối loạn khớp thái dương hàm (TMI), hội chứng ruột kích thích, lo lắng và trầm cảm.

Hiện nay vẫn chưa có cách điều trị chứng đau cơ xơ hóa nhưng nhiều loại thuốc có thể giúp kiểm soát các triệu chứng kết hợp cùng biện pháp tập thể dục, thư giãn và giảm căng thẳng.

đau cơ xơ hóa là gì

Các triệu chứng của đau cơ xơ hóa

Đau cơ xơ hóa gây ra các vùng đau. Các triệu chứng chính của đau cơ xơ hóa bao gồm:

  • Cơ đau lan rộng ra các vùng: Các cơn đau liên quan tới đau cơ xơ hóa thường được mô tả là các cơn đau âm ỉ, liên tục và kéo dài ít nhất ba tháng. Các cơn đau thường diễn ra ở cả 2 bên cơ thể, cả trên và dưới thắt lưng.
  • Mệt mỏi: Những người bị đau cơ xơ hóa thường thức giấc mệt mỏi, dù cho họ biết họ đã ngủ trong thời gian dài. Giấc ngủ thường bị làm gián đoạn bởi các cơn đau và nhiều bệnh nhân đau cơ xơ hóa đã gặp các rối loạn khác như hội chứng chân không yên và ngưng thở khi ngủ.
  • Vấn đề về nhận thức: Một triệu chưuns thường được gọi là “sương mù fibro” làm suy giảm khả năng tập trung, chú ý của trí óc.

triệu chứng của đau cơ xơ hóa

Đau cơ xơ hóa thường cùng tồn tại với nhiều tình trạng khác nhau như:

Sương mù Fibro

Hội chứng sương mù fibro hay sương mù não là một thuật ngữ sử dụng để mô tả cảm giác mờ ảo mà họ nhận được. Các dấu hiệu của sương mù não bao gồm: Khó tập trung, khó giữ tỉnh táo và hay quên.

Các nguyên nhân gây đau cơ xơ hóa

Theo nhiều nhà nghiên cứu cho rằng việc kích thích dây thần kinh lặp đi lặp lại khiến não và tủy sống của những người bị đau cơ xơ hóa thay đổi.

Sự thay đổi này liên quan tới sư gia tăng bất thường mức độ của một số hóa chất trong não báo hiệu cơn đau.

nguyên nhân của đau cơ xơ hóa

Ngoài ra, các thụ thể cảm giác đau của não dường như phát triển một loại ký ức về cơn đau và trở nên nhạy cảm hơn, có nghĩa là chúng có thể phản ứng quá mức với các tín hiệu đau đớn và không thoải mái.

Một số yếu tố dẫn tới những thay đổi này bao gồm:

  • Di truyền: Đau cơ xơ hóa có xu hướng di truyền trong gia đình nên có một số đột biến di truyền nhất định khiến bạn dễ mắc chứng rối loạn này hơn.
  • Nhiễm trùng: Một số bệnh xuất hiện để kích hoạt hoặc làm trầm trọng thêm chứng đau cơ xơ hóa.
  • Chấn thương về thể chất hoặc tinh thần: Đau cơ xơ hóa đôi khi có thể tới từ các sự kiện thể chất, ví dụ như tai nạn xe hơi. Tâm lý căng thẳng kéo dài cũng có thể làm khởi phát kéo dài tình trạng bệnh.

Một số người có biểu hiện mù mờ về tinh thần do đau cơ xơ hóa gây khó chịu hơn là các cơn đau trên cơ thể.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị đau cơ xơ hóa

Các nghiên cứu hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác của chứng đau cơ xơ hóa. Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh này bao gồm:

  • Giới tính: Hầu hết các trường hợp đau cơ xơ hóa hiện nay được chẩn đoán ở nữ giới nhưng không rõ lý do của sự chênh lệch này.
  • Tuổi tác: Trẻ em cũng có thể bị đau cơ xơ hóa nhưng có nhiều khả năng mắc bệnh hơn ở tuổi trung niên và tăng lên khi bạn già đi.
  • Di truyền: Nếu thành viên gia đình bạn có người bị đau cơ xơ hóa thì bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh này hơn.
  • Ảnh hưởng của các bệnh khác: Mặc dù đauc ơ xơ hóa không phải là một dạng viêm khớp nhưng mắc viêm khớp dạng thấp có thể làm tăng nguy cơ bị đau cơ xơ hóa. Đau cơ xơ hóa cũng ảnh hưởng đến khoảng 30% những người mắc bệnh lupus.

Điều trị

Hiện nay vẫn chưa có cách nào để chữa trị được chứng đau cơ xơ hóa.

Mặc dù vậy, điều trị tập trung vào việc giảm các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống bằng cách sử dụng thuốc, tự chăm sóc bản thân và thay đổi lối sống tích cực hơn.

Ngoài ra, bạn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ và tư vấn từ các nhóm hỗ trợ hoặc gặp bác sĩ trị liệu.

Thuốc điều trị đau cơ xơ hóa

Các loại thuốc điều trị phổ biến thường được sử dụng để điều trị đau cơ xơ hóa như: Thuốc giảm đau, thuốc chống co giật và thuốc chống trầm cảm.

Thuốc giảm đau

Đau cơ xơ hóa đủ khó chịu để cản trở thói quen hàng ngày của bạn, du vậy nhưng bạn không nên quá lạm dụng thuốc giảm đau. Bạn cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe hoặc bác sỹ về các cách để kiểm soát nó.

Nếu cơ đau của bạn nhẹ, thì nên sử dụng loại thuốc giảm đau không kê đơn như:

  • Acetaminophen (Tylenol)
  • Aspirin
  • Ibuprofen (Advil, Motrin)
  • Naproxen (Aleve, Naprosyn)

Những loại thuốc trên có thể làm giảm mức độ đau và sự khó chịu của bạn và giúp bạn kiểm soát tình trạng của mình tốt hơn. Chúng thậm chí có thể giúp bạn ngủ ngon hơn.

Nhiều trong số các loại thuốc trên cũng làm giảm các chứng viêm. Mặc dù viêm không phải là triệu chứng chính của đau cơ xơ hóa nhưng bạn có thể gặp phải nếu mắc các bệnh liên quan như viêm khớp dạng thấp.

Hãy lưu ý rằng thuốc chống viêm không steroid có thể mang lại tác dụng phụ. Cần thận trọng nếu sử dụng chúng trong thời gian dài nếu bạn đang điều trị tình trạng đau mãn tính.

điều trị đau cơ xơ hóa

Thuốc chống động kinh

Pregabalin (Lyrica), một loại thuốc chống động kinh là loại thuốc đầu tiên mà Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận cho điều trị chứng đau cơ xơ hóa. Nó giúp ngăn chặn các tế bào thần kinh gửi tín hiệu đau.

Thuốc chống trầm cảm

Các loại thuốc chống trầm cảm như duloxetine (Cymbalta) và milnacipran (Savella) đôi khi được sử dụng để điều trị đau và mệt mỏi do đau cơ xơ hóa gây ra. Những loại thuốc này cũng có thể hoạt động trên việc tái cân bằng chất dẫn truyền thần kinh và giúp cải thiện giấc ngủ.

FDA đã phê duyệt cả duloxetine và milnacipran để điều trị đau cơ xơ hóa.

Các biện pháp tự nhiên điều trị chứng đau cơ xơ hóa

nếu thuốc không thể làm giảm hoàn toàn các triệu chứng của bạn, bạn cần phải tìm kiếm các giải pháp thay thế khác.

Nhiều biện pháp tự nhiên tập trung vào việc giảm căng thẳng và đau, chúng có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Bạn có thể sử dụng chúng đơn lẻ hoặc kết hợp các phương pháp y học cổ truyền.

Các biện pháp tự nhiên điều trị chứng đau cơ xơ hóa bao gồm:

  • Vật lý trị liệu
  • Châm cứu
  • Xoa bóp
  • Thiền
  • Yoga (nên tiếp cận một cách thận trọng với những người mắc chứng tăng động giảm trí nhớ)
  • Các bài tập thái cực quyền
  • Tập thể dục
  • Kỹ thuật giảm căng thẳng
  • Chế độ ăn uống cân bằng và giàu dinh dưỡng
  • Axit amin 5-HTP

Đau cơ xơ hóa và tự miễn dịch

Các bệnh nhân mắc bệnh tự miễn như RA và lupus, cơ thể có thể nhắm nhầm vào các mô khỏe mạnh.

Hệ thống miễn dịch sử dụng các protein được gọi là kháng thể tự nhiên để tấn công các khớp hoặc các mô khỏe mạnh khác như cách nó tấn công vi khuẩn, virus. Một lượng nhỏ các kháng thể là bình thường nhưng mức độ cao có thể do bệnh tự miễn.

đau cơ xơ hóa và bệnh tự miễn
Đau cơ xơ hóa có mối liên hệ với các bệnh tự miễn dịch

Các bệnh tự miễn và đau cơ xơ hóa có chung một số triệu chứng trùng lặp như mệt mỏi, khó tập trung. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khó có thể xác định liệu bạn mắc bệnh tự miễn hay đau cơ xơ hóa. Thậm chí bạn có thể mắc đồng thời cả 2 loại bệnh.

Sự trùng lặp về các triệu chứng đã dẫn tới giả thuyết đau cơ xơ hóa cũng có thể là một bệnh tự miễn dịch.

Tuy vậy tuyên bố này khó được chứng minh bởi một phần vì có rất ít hoặc không có bằng chứng cho thấy tự kháng thể có liên quan tới chứng đau cơ xơ hóa. Theo truyền thống, đau cơ xơ hóa cũng không gây viêm và viêm thì lại là một triệu chứng phổ biến của các bệnh tự miễn.

Mắc đau cơ xơ hóa nên ăn gì?

Một số người bị đau cơ xơ hóa cho rằng họ cảm thấy tốt hơn sau khi tuân theo một chế độ ăn kiêng cụ thể và tránh một số loại thực phẩm.

Các thực phẩm bổ dưỡng cung cấp cho bạn một số nguồn năng lượng liên tục và giúp cơ thể bạn trở nên khỏe mạnh. Chúng cũng có thể ngăn ngừa các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn.

Một số chiến lược ăn kiêng cần ghi nhớ:

  • Ăn nhiều rau và trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, sữa ít béo và protein nạc.
  • Ăn nhiều thực vật hơn thịt
  • Uống nhiều nước
  • Giảm lượng đường trong chế độ ăn uống của bạn.

Hãy cố gắng kết hợp tập thể dục thường xuyên và cố gắng duy trì cân nặng vừa phải.

Một số loại thực phẩm hoặc chất như gluten hay bột ngọt có thể làm cho các triệu chứng trở nên nặng hơn.