Đau nửa đầu là gì? Triệu chứng và nguyên nhân gây đau

389

Tổng quan

Đau nửa đầu là một cơn đau đầu có thể gây ra đau nhói dữ dội hoặc cảm giác bị đập mạnh vào đầu và chỉ xảy ra ở một bên đầu.

Đau nửa đầu thường kèm theo cảm giác buồn nôn và cực kỳ nhạy cảm với ánh sáng cùng âm thanh. Các cơn đau nửa đầu có thể kéo dài hàng giờ đến cả ngày và cơn đau có thể nghiêm trọng đến mức cản trở các hoạt động hàng ngày.

Với một số người, triệu chứng cảnh bảo phổ biến nhất là xuất hiện vùng hào quang xảy ra trước hoặc cùng lúc với cơn đau đầu. Hào quang có thể do rối loạn thị giác như nhấp nháy ánh sáng, điểm mù hoặc một số rối loạn khác như ngứa ran ở một bên mặt hoặc ở cánh tay, chân.

Sử dụng thuốc có thể giúp ngăn ngừa một số chứng đau nửa đầu và làm dịu chúng đi. Sử dụng các loại thuốc phù hợp kết hợp với các biện pháp tự lực và thay đổi lối sống có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh một cách đáng kể.

dau nua dau la gi

Triệu chứng của đau nửa đầu

Chứng đau nửa đầu ảnh hưởng đến cả trẻ em, thanh thiếu niên cũng như người trưởng thành, có thể tiến triển qua bốn giai đoạn sau:

  • Prodrome (triệu chứng mơ hồ)
  • Hào quang (Aura)
  • Tấn công (Attack)
  • Sau cơn đau (Post-drome)

Giai đoạn triệu chứng mơ hồ

Một hoặc hai ngày trước khi bị đau nửa đầu, một số thay đổi có thể là cảnh báo cơn đau nửa đầu sắp tới, bao gồm:

  • Táo bón
  • Thay đổi tâm trạng từ trầm cảm sang hưng phấn
  • Thèm ăn
  • Cứng cổ
  • Đi tiểu nhiều
  • Mất nước
  • Ngáp thường xuyên

Giai đoạn Hào quang

Với một số người, hào quang có thể xuất hiện trước hoặc trong khi đau nửa đầu. Nhìn thấy hào quang là các triệu chứng có thể đảo ngược của hệ thần kinh, chúng thường là trực quan nhưng cũng có thể do một số rối loạn khác.

Mỗi triệu chứng thường bắt đầu dần dần, tích tụ trong vài phút và có thể kéo dài cả tiếng đồng hồ.

Một số hiện tượng đau nửa đầu:

  • Các hiện tượng về thị giác như nhìn thấy nhiều hình dạng khác nhau từ điểm sáng cho tới các tia nhấp nháy
  • Mất thị lực
  • Yếu hoặc tê ở mặt hoặc một bên cơ thể
  • Khó nói

Giai đoạn Tấn công

Các cơn đau nửa đầu thường kéo dài từ 4 – 72 tiếng nếu không được điều trị. Mức độ thường xuyên xảy ra chứng đau nửa đầu ở mỗi người là khác nhau.

Chứng đau nửa đầu có thể hiếm khi xảy ra hoặc xuất hiện nhiều lần trong tháng.

Trong giai đoạn này, người bệnh thường đau ở một bên đầu, nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh, đôi khi là cả khứu giác và xúc giác, buồn nôn và ói mửa.

Giai đoạn sau cơn đau

Sau một cơn đau nửa đầu cơ thể sẽ bắt đầu cảm thấy kiệt sức, bối rối trong một ngày. Một số người cho biết họ cảm thấy phấn chấn hơn.

Tuy nhiên việc chuyển động đầu đột ngột có thể làm cơn đau trở lại trong thời gian ngắn.

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Chứng đau nửa đầu thường không được chẩn đoán và không được điều trị. Nếu bạn thường xuyên có các dấu hiệu và triệu chứng của đau nửa đầu, hãy đi khám bác sĩ và nhờ tư vấn về tình trạng đau đầu của bản thân.

Hãy liên hệ trung tâm y tế hoặc gọi cấp cứu 115 ngay nếu bạn:

  • Bị đau đầu đột ngột và rất dữ dội
  • Nhức đầu kèm theo sốt, cứng cổ, lú lẫn, co giật, tê… có thể là dấu hiệu của đột quỵ
  • Đau đầu sau chấn thương vùng đầu
  • Đau đầu mãn tính tồi tệ hơn sau khi ho, gắng sức hoặc chuyển động đột ngột

Nguyên nhân gây đau nửa đầu

Dù cho nguyên nhân của chứng đau nửa đầu chưa được làm rõ nhưng yếu tố di truyền và môi trường đóng một vai trò quan trọng trong đó.

Những thay đổi trong thân não và tương tác của nó với dây thần kinh sinh ba có thể liên quan. Vì vậy có thể làm mất cân bằng các chất hóa học trong não bao gồm serotonin – chất giúp điều chỉnh cơn đau trong hệ thần kinh.

Đã có một số nghiên cứu về vai trò của serotonin trong chứng đau nửa đầu. Các chất dẫn truyền thần kinh khác đóng một vai trò trong cơn đau của chứng đau nửa đầu, bao gồm peptide liên quan đến gen calcitonin (CGRP).

Các tác nhân gây đau nửa đầu

Có một số tác nhân gây ra chứng đau nửa đầu, bao gồm:

  • Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ: Sự dao động của estrogen trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt, mang thai, mãn kinh dường như gây ra chứng đau đầu ở nhiều phụ nữ.
  • Rượu và cafein
  • Căng thẳng
  • Kích thích cảm giác: Đèn sáng hoặc nhấp nháy, âm thanh lớn, những mùi mạnh như nước hoa, sơn, khói thuốc cũng có thể gây ra chứng đau nửa đầu ở một số người
  • Mất ngủ
  • Các hoạt động thể chất cường độ cao bao gồm cả hoạt động tình dục
  • Thời tiết tay đổi
  • Sử dụng một số loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc giãn mạch như nitroglycerin
  • Phô mai cũ, thực phẩm mặn, thực phẩm chế biến sẵn
  • Phụ gia thực phẩm bao gồm chất tạo ngọt aspartame và chất bảo quản bột ngọt trong nhiều loại thực phẩm.

Lạm dụng thuốc

Sử dụng thuốc giảm đau quá thường xuyên có thể gây ra chứng đau đầu do lạm dụng thuốc nghiêm trọng.

Nguy cơ rất cao nếu kết hợp aspirin, acetaminophen và cafein.

Đau đầu quá mức cũng có thể xảy ra nếu dùng aspirin hoặc ibuprofen (Advil, Motrin IB) hơn 14 ngày trong một tháng hoặc triptans, sumatriptan (Imitrex, Tosymra) hoặc rizatriptan (Maxalt, Maxalt-MLT) trong hơn 9 ngày trong một tháng.

Đau đầu do lạm dụng thuốc xảy ra khi thuốc ngừng giảm đau và bắt đầu gây đau đầu.

Các yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh

Một số yếu tố khiến bạn dễ bị chứng đau nửa đầu, bao gồm:

  • Tiền sử bệnh gia đình
  • Tuổi tác: Đỉnh điểm là ở 30 tuổi
  • Giới tính: Phụ nữ dễ mắc chứng đau nửa đầu hơn nam giới 3 lần.
  • Thay đổi nội tiết tố

Chẩn đoán

Để chẩn đoán chứng đau nửa đầu, bác sĩ thường hỏi về tiền sử bệnh của gia đình hoặc tiền sử bệnh và khám sức khỏe của bản thân.

Nếu tình trạng bất thường, phức tạp hoặc đột ngột trở nên nghiêm trọng có thể cần tới các xét nghiệm để loại trừ các nguyên nhân khác.

Các xét nghiệm chẩn đoán chứng đau nửa đầu bao gồm:

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT)