Home Tình trạng sức khỏe Bại não: Triệu chứng & Nguyên nhân gây bệnh

Bại não: Triệu chứng & Nguyên nhân gây bệnh

412

Tổng quan

Bệnh bại não (Cerebral Palsy) là một nhóm các rối loạn ảnh hưởng đến chuyển động và trương lực cơ hoặc tư thế. Nó gây ra bởi những tổn thương xảy ra với bộ não đang phát triển còn non nớt, thường là trước khi được sinh ra.

Các dấu hiệu và triệu chứng xuất hiện trong những năm sơ sinh hoặc mẫu giáo. Bệnh bại não gây suy giảm vận động liên quan đến phản xạ quá mức, mềm hoặc co cứng các chi, thân và tư thế bất thường, cử động thiếu tự chủ, đi đứng không vững.

Những người bị bại não có thể gặp khó khăn khi nuốt và thường bị mất cân bằng cơ mắt, giảm phạm vi chuyển động ở các khớp khác nhau của cơ thể do co cứng.

Nguyên nhân của bệnh bại não và ảnh hưởng của nó đến các chức năng của cơ thể rất khác nhau. Một số người bị bại não vẫn có thể đi bộ trong khi những người khác cần hỗ trợ. Một số người bị thiểu năng trí tuệ nhưng số khác thì không…

benh bai nao

Triệu chứng của bệnh bại não

Bệnh bại não có các biểu hiện khác nhau ở mỗi người và tùy mức độ nhẹ hay nặng. Một số người mắc bệnh bại não có thể gặp khó khăn trong đi lại và ngồi hay cầm nắm đồ vật.

Các triệu chứng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn hoặc nhẹ đi theo thời gian, tùy thuộc vào phần não bị ảnh hưởng.

Các triệu chứng phổ biến của các bệnh nhân mắc bệnh bại não bao gồm:

  • Chậm phát triển các kỹ năng vận động như lăn người, tự ngồi dậy hay bò
  • Các biến thể về trương lực cơ ví dụ như quá mềm hay cứng
  • Chậm phát triển giọng nói, khó nói
  • Co cứng cơ và phản xạ quá mức
  • Mất điều hòa hoặc thiếu sự phối hợp cơ
  • Run rẩy và các cử động không có chủ ý
  • Chảy nhiều nước dãi và các vấn đề về nuốt
  • Khó khăn trong đi lại
  • Mất cảm giác ở một bên cơ thể, ví dụ như một cánh tay
  • Các vấn đề về thần kinh như động kinh, thiểu năng trí tuệ, mù lòa.

trieu chung benh bai nao

Hầu hết trẻ em mắc bệnh bại não không có dấu hiệu gì cho tới vài tháng tuổi hay nhiều năm sau đó. Các triệu chứng thường xuất hiện khi trẻ lên 3, 4 tuổi.

Nguyên nhân gây bệnh bại não

Các bất thường trong sự phát triển của não hay chấn thương não trong giai đoạn phát triển có thể gây ra bệnh bại não. Các tổn thương ảnh hưởng tới phần não kiểm soát sự chuyển động, phối hợp của cơ thể.

Các tổn thương não thường xảy ra trước khi sinh, trong khi sinh hay những năm tháng đầu đời. Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân chính vẫn chưa được xác định rõ, chúng có thể bao gồm các yếu tố sau:

  • Ngạt sơ sinh gây thiếu oxy lên não trong quá trình chuyển dạ và sinh nở
  • Đột biến gen dẫn tới sự bất thường trong phát triển não
  • Bệnh vàng da nặng ở trẻ sơ sinh
  • Người mẹ bị nhiễm trùng từ các nguồn như bệnh Rubelaa, Herpes bẩm sinh
  • Nhiễm trùng não do viêm não, viêm màng não
  • Xuất huyết nội sọ hoặc chảy máu vào não
  • Chấn thương đầu do tai nạn xe cộ, ngã hoặc lạm dụng trẻ em

Những yếu tố rủi ro tăng nguy cơ gây bệnh bại não

Có một số yếu tố khiến trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc bệnh bại não cao hơn bình thường, chúng bao gồm:

  • Sinh non
  • Cân nặng khi sinh quá thấp
  • Sinh đôi hoặc sinh ba
  • Điểm Apgar thấp (Điểm Apgar là điểm mà các bác sĩ sử dụng để đánh giá sức khỏe thể chất của trẻ sơ sinh sau từ 1-5 phút chúng được sinh ra)
  • Sinh ngược: Tình trạng mông hoặc bàn chân của bé chui ra trước trong khi sinh
  • Không tương tích Rh: Xảy ra khi nhóm máu RH của mẹ không tương thích với nhóm máu RH của con.
  • Người mẹ tiếp xúc với các chất độc hại khi mang thai, ví dụ như methylmercury

anh huong cua benh bai nao

Các loại bệnh bại não

Có nhiều loại bại não khác nhau ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau của não, mỗi loại sẽ gây ra những rối loạn vận động cụ thể. Chúng bao gồm:

Bại não thể co cứng

Bệnh bại não thể co cứng là loại bệnh bại não phổ biến nhất, ảnh hưởng tới 80% những người mắc bại não. Nó khiến cơ bắp bị cứng lại và gây ra các phản xạ quá mức, khó khăn lớn trong việc đi lại.

Nhiều người mắc bại não thể co cứng có những biểu hiện bất thường khi đi bộ, ví dụ như bắt chéo đầu gối hay các chuyển vắt chéo bằng chân khi đi bộ. Ngoài ra còn một số triệu chứng như yếu cơ, tê liệt.

Các triệu chứng của bại não thể co cứng có thể ảnh hưởng tới một nửa hoặc toàn bộ cơ thể.

Bại não thể loạn động

Những người mắc chứng rối loạn vận động do thể bại não này gặp khó khăn trong việc kiểm soát chuyển động của cơ thể. Rối loạn này gây ra các cử động bất thường, không tự chủ ở tay và chân.

Trong một số trường hợp, thể bại não này cũng ảnh hưởng tới mặt và lưỡi. Các chuyển động có thể chậm và quằn quại hoặc nhanh và co giật. Chúng cũng có thể gây khó khăn cho người bệnh khi di chuyển, ngồi, nuốt hoặc nói chuyện.

Bại não thể kém vận động

Bại não thể này gây ra giảm trương lực cơ, khiến các cơ được thả lỏng quá mức. Do vậy, tay và chân cử động dễ dàng nhưng lại mềm nhũn như những con búp bê vậy.

Trẻ sơ sinh mắc bại não thể này khó kiểm soát được đầu và có thể gặp khó khăn trong thở ngồi thẳng, khó nói, phản xạ kém và đi lại không bình thường do các cơ bị suy yếu quá mức.

Bại não thể thất điều

Bại não thể này chiếm khoảng 5-10%, cũng là loại ít phổ biến nhất. Bại não thể này đặc trưng bởi các cử động cơ bất thường, vụng về.

Những người mắc bại não thể thất điều thường gặp vấn đề với sự cân bằng và phối hợp của cơ thể. Họ có thể gặp khó khăn trong đi lại, thực hiện các chức năng vận động như cầm nắm đồ vật và viết chữ.

Bại não thể hỗn hợp

Trường hợp người mắc bệnh bại não kết hợp của 4 loại trên được gọi là bại não thể hỗn hợp (hay phối hợp). Trong phần lớn người mắc thể này, chủ yếu là sự kết hợp giữa bại não thể co cứng và bại não loạn vận động.

Các cấp độ của bệnh bại não

Bệnh bại não được phân loại dựa theo Hệ thống phân loại chức năng vận động tổng thể (GMFCS) do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Cơ quan giám sát bệnh bại não ở Châu Âu phát triển như một tiêu chuẩn chung nhằm xác định khả năng thể chất của những người bị bệnh bại não.

bieu do BMFCS

Hệ thống này tập trung vào:

  • Khả năng ngồi
  • Khả năng di chuyeẻn
  • Việc sử dụng công nghệ thích ứng
  • Khả năng đi lại độc lập

Các cấp độ bệnh bại não phân theo GMFCS bao gồm:

  Bại não cấp độ 1

Bệnh bại não cấp 1 có đặc điểm là bệnh nhân có thể đi bộ mà không bị giới hạn.

  Bại não cấp độ 2

Người mắc bại não cấp độ 2 có thể đi bộ quãng đường dài mà không bị giới hạn, tuy nhiên họ không thể chạy hoặc nhảy.

Người bệnh cần có các thiết bị trợ giúp như nẹp chân, tay khi mới tập đi. Ngoài ra, bệnh nhân bại não cấp 2 có thể cần sử dụng xe lăn để đi lại.

  Bại não cấp độ 3

Người mắc bại não cấp độ 3 có thể ngồi mà không cần người hỗ trợ. Họ cần các thiết bị hỗ trợ cầm tay như khung tập đi hoặc gậy khi đi bộ trong nhà. Ngoài ra để ra bên ngoài, họ cần có xe lăn.

  Bại não cấp độ 4

Người mắc bại não cấp 4 phải sử dụng các thiết bị hỗ trợ đi bộ, có thể sử dụng xe lăn một mình nhưng cần có người hỗ trợ khi ngồi.

  Bại não cấp độ 5

Người mắc bại não cấp độ 5 cần được hỗ trợ để có giữ yên vị trí đầu và cổ của họ. Các vận động khác như ngồi, đứng đều cần được hỗ trợ và sử dụng xe lăn phải có động cơ.

Chẩn đoán

Bệnh bại não có thể chấn đoán bằng cách xem xét bệnh sử, khám sức khỏe về thần kinh và đánh giá các triệu chứng.

Một số thử nghiệm bổ sung bao gồm:

  • Đo điện não (EEG): Chỉ định với người có dấu hiệu của bệnh động kinh (nguyên nhân gây ra các cơn co giật)
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Sử dụng nam châm mạnh và sóng radio để tạo nên hình ảnh chi tiết của não. Có thể xác định các bất thường hay chấn thương trong não.
  • Chụp CT: Xác định các tổn thương trong não
  • Siêu âm sọ não: Phương pháp sử dụng sóng âm tần số cao để có được những hình ảnh cơ bản của não ở trẻ nhỏ.
  • Xét nghiệm máu: Sử dụng để loại trừ các tình trạng có thể xảy ra khác (như rối loạn chảy máu)

Nếu người bệnh được xác định mắc bại não, có thể họ sẽ được giới thiệu chuyên gia kiểm tra các vấn đề thần kinh liên quan tới bệnh này để phát hiện các vấn đề như:

  • Suy giảm thị lực (nhìn mờ ở 1 hay 2 mắt)
  • Điếc
  • Chậm nói
  • Thiểu năng trí tuệ
  • Rối loạn chuyển động

Điều trị

Mục tiêu của việc điều trị bệnh bại não là cải thiện các hạn chế và ngăn ngừa biến chứng của bệnh.

Điều trị bại não xoay quanh các vấn đề như hỗ trợ, thuốc và phẫu thuật. Cụ thể như sau:

  Hỗ trợ người bệnh

Các phương tiện hỗ trợ người bệnh mắc bại não bao gồm:

  • Kính mắt
  • Trợ thính
  • Hỗ trợ trong đi lại
  • Nẹp cơ thể
  • Xe lăn

  Sử dụng thuốc

Thuốc chống co giật và thuốc giãn cơ thường được sử dụng trong việc điều trị bệnh bại não. Người mắc bệnh bại não có thể được bác sĩ kê đơn như sau:

  • Diazepam (Valium)
  • Dantrolene (Dantrium)
  • Baclofen
  • Tizanidine (Zanaflex)

Lưu ý: Không tự ý sử dụng bất kì loại thuốc nào nếu không có sự hướng dẫn của các chuyên gia và bác sĩ.

  Phẫu thuật

Việc phẫu thuật có thể sử dụng để giảm đau và cải thiện khả năng vận động. Ngoài ra nó cũng có thể giúp giải phóng các cơ bị căng hay để điều chỉnh các bất thường về xương do co cứng.

Phương pháp phẫu thuật cắt đốt sống lưng có chọn lọc (SDR) có thể được khuyến nghị như biện pháp cuối cùng để làm giảm cơn đau mãn tính hay co cứng. Nó liên quan tới việc cắt các dây thần kinh gần gốc của cột sống.

  Phương pháp điều trị khác

Một số phương pháp xử lý khác với người mắc bệnh bại não bao gồm:

  • Liệu pháp ngôn ngữ
  • Vật lý trị liệu
  • Liệu pháp vận động
  • Liệu pháp giải trí
  • Tư vấn, trị liệu tâm lý

Liệu pháp tế bào gốc dù đang được nghiên cứu nhưng đang là phương pháp điều trị tiềm năng cho những người mắc bệnh bại não. Dù vậy, nghiên cứu này hiện nay vẫn chỉ đang trong giai đoạn đầu.

Ngăn ngừa bệnh bại não

Phần lớn các vấn đề gây ra bởi bệnh bại não không phải lúc nào cũng có thể được ngăn chặn. Tuy vậy đối với phụ nữ đang mang thai hay sắp mang thai, có thể thực hiện một số biện pháp phòng ngừa giảm thiểu các biến chứng.

Điều quan trọng là cần phải tiêm phòng các bệnh có thể gây tổn thương não của thai nhi, ví dụ như tiêm phòng bệnh Rubella.

Thêm vào đó cần có chế độ chăm sóc trước khi sinh đầy đủ.

Hãy khám thai theo định kỳ và thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ để thai nhi luôn được khỏe mạnh.